Vào những năm cuối của thập niên 60, Quỹ nghiên cứu Đường của một tập đoàn thực phẩm công nghiệp đã chi trả khoảng 6.500 USD (tương đương 50.000 USD ngày nay) cho ba nhà khoa học tại Đại học Harvard nhằm che dấu kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa đường và bệnh tim mạch.
Khi ấy, các nhà khoa học đã "đổ lỗi" cho chất béo chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch. Vụ việc bê bối trên đã được các nhà khoa học phân tích và phát hành ẩn phẩm vào năm 2016 liên quan đến lịch sử ngành công nghiệp thực phẩm.
Báo cáo của các nhà khoa học Harvard đã làm thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ của người Mỹ về chế độ ăn khi đó. Họ cự tuyệt nhiều thực phẩm chứa hợp chất béo và chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm chứa đường khác. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại khôn lường của việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường lên sức khỏe con người.
Mặc dù ngày nay con người càng cẩn trọng hơn trong việc sử dụng đường, chúng ta vẫn có nhiều bí mật chưa biết về đường và tác động của chúng lên cơ thể con người. Thật ra, đường chỉ là tên của một hợp chất carbonhydrate đơn giản. Và con người luôn luôn sử dụng một lượng đường nhất định trong các thực phẩm hàng ngày.
Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là con người tiêu thụ đường vượt mức cho phép. Tại Mỹ, một người tiêu thụ trung bình gấp đôi lượng cho phép của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) và gấp 4 lần lượng khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới).
(Ảnh minh họa)
Đường được tìm thấy trong tự nhiên (trái cây và một số loại rau củ) và đường công nghiệp. Lượng đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và rau quả có thể cung cấp một phần năng lượng mỗi ngày cho cơ thể.
Sau đây là ảnh hưởng của việc tiêu thụ quá nhiều đường lên cơ thể:
• Đường sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một dạng đường đơn hay còn gọi là đường glucose. Não bộ sử dụng đường glucose này và kích thích cơ thể sản xuất hormone insulin. Hormone insulin giúp điều chỉnh nồng độ máu trong đường và tương tác với các hormone khác giúp bạn có cảm giác no.
• Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết đáng lo ngại giữa việc tiêu thụ đường và huyết áp cao, các bệnh về tim mạch.
• Tiêu thụ đường quá nhiều khiến cơ thể tăng cân, thậm chí nó cũng ảnh hưởng lên những người có thói quen tập thể dục thường xuyên.
• Đường là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng tiêu hóa đường và sản sinh ra những hợp chất axit phá hủy men răng.
• Đường fructose, một dạng của đường đôi, được hấp thụ và chuyển hóa trong gan. Nếu tiêu thụ nhiều đường loại này, gan sẽ hoạt động nhiều hơn và gây nên chứng viêm gan. Ngoài ra, đường nếu không được cơ thể hấp thu và sử dụng, nó có thể chuyển hóa thành dạng mỡ và khiến cho gan bị nhiễm mỡ.
(Ảnh minh họa)
• Ngoài ra, việc tiêu thụ đường quá nhiều có thể khiến bạn mắc phải một số bệnh nguy hiểm khác như ung thư tuyến tụy, gút và các bệnh về thận.
• Nếu tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể sẽ có dấu hiệu kháng insulin. Việc này khiến cơ thể tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ đường và lâu ngày dẫn đến bệnh tiểu đường.
• Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên kết giữa việc tiêu thụ nhiều đường và chất béo đến chức năng suy giảm của não bộ, đặc biệt là các vấn đề về trí nhớ.
*Theo Independent
Xem thêm:
Tác hại của đường đối với sức khỏe