Nhưng mặc dù được coi là một biểu tượng cho sức mạnh quân sự Mỹ, máy bay ném bom này lại dường như không phù hợp để chống IS.
Là một loại máy bay được sử dụng từ năm 1955 đến nay, trải qua nhiều lần nâng cấp, một máy bay B-52 có thể chở 35 tấn bom và tên lửa.
Bản thân nó có thể bay được gần 11000km liên tục nếu đầy nhiên liệu, và nếu có sự trợ giúp của máy bay tiếp liệu nó có thể hoạt động trên trời bao lâu tùy ý.
Theo Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, máy bay này “là một huyền thoại”. “B-52 có một lịch sử vang dội và chúng tôi rất tự hào về nó”.
Nhưng việc triển khai loại máy bay này để đối đầu với một tổ chức khủng bố thường có những đơn vị nhỏ lẻ và dùng phương tiên dân sự để di chuyển là không hợp lý.
Từ trước khi B-52 có mặt tại Qatar, Không quân Mỹ đã có các phi cơ F-15E Strike Eagle và F-16C Viper, máy bay tàng hình F-22, phi cơ hỗ trợ quân bộ A-10 Warthog và cả máy bay không người lái trong khu vực. Hải quân Mỹ và Lực lượng Bộ binh có các máy bay F/A-18 Hornets và AV-8 Harrier cất cánh từ tàu sân bay hoặc căn cứ quân sự.
B-52, biểu tượng sức mạnh của Không quân Mỹ.
Ngoài các máy bay Mỹ còn có cả các phi cơ của Pháp và Anh.
Phần lớn các loại máy bay này đều có thể sử dụng loại bom mà B-52 đã thả ở Qayyarah. Nhưng B-52 là lựa chọn tiêu tốn ngân sách hơn rất nhiều.
Để tiện so sánh, Không quân Mỹ mất khoảng 70.000 USD đối với mỗi giờ bay của B-52, trong khi đó các phi cơ F-16 chỉ tốn khoảng 20.000USD một giờ và A-10 thậm chí còn tiêu tốn ít hơn thế.
Không chỉ có vậy, chi phí bảo dưỡng và tiếp nhiên liệu cho B-52 cũng cao hơn rất nhiều. Không như các loại máy bay cỡ nhỏ hiện đại khác, máy bay B-52 cho dù đã có tuổi nhưng vẫn đòi hỏi phải được chăm sóc kỹ lưỡng.
Vào ngày 09/04/2015, một máy bay A-10 đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Al Asad ở Iraq do động cơ gặp trục trặc, Chỉ năm ngày sau, một đội ngũ kỹ sư đã nhanh chóng lắp đặt động cơ mới và máy bay ngay lập tực có thể tham chiến.
Khác với máy bay A-10, việc thay thế động cơ cho phi cơ B-52 sẽ tiêu tốn 1,5 triệu USD và cần một khối lượng nhân sự lớn. Ngoài ra, đông cơ TF-33 của B-52, được chế tạo từ thời Chiến tranh Lạnh, nay đã trở nên lỗi thời.
B-52 cũng bắt gặp nhiều vấn đề kỹ thuật sau nhiều thập kỷ hoạt động. Vào tháng 1/2014, một phi cơ B-52H đã bị hỏng hoàn toàn sau khi hệ thống điện trong buồng lái bốc cháy.
Không quân Mỹ sau đó quyết định điều động một máy bay B-52 khác để thay thế nó thay vì sửa chữa vì như vậy chi phí sẽ rẻ hơn.
Không quân Mỹ đã có ý định cải tiến để cho phép B-52 có thể mang nhiều loại bom mới, nhưng trong những lần thử nghiệm gần đây, các kỹ sư đã bắt gặp vấn đề đối với hệ thống thả bom thông minh khi phần mềm đã gặp trục trặc.
“Hãy thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu máy tính hệ thống buồng lái dùng để vận hành thiết bị thả bom bất ngờ tắt máy ngay khi chuẩn bị oanh kích?”, một báo cáo của Không quân Mỹ viết.
Các kỹ sư đã phải thay đổi linh kiện và cài đặt nhiều phần mềm vá lỗi để phi hành đoàn của máy bay B-52 có thể làm việc với hệ thống thả bom mà không làm treo máy tính.
Nhưng loại máy bay đang có mặt ở Qatar đang phải dùng các loại phần mềm và phần cứng đã cũ.
Đây có thể là một trong những lý do vì sao ban đầu Không quân Mỹ đã không muốn đưa B-52 đến Trung Đông. Nói cách khác, B-52 quá tốn kém và không phù hợp để sử dụng chống lại IS.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.