Ngã ngửa trước thói quen tắm rửa của người Trung cổ

Trần Quỳnh |

Từ việc "tắm tiên" cho tới khiêu vũ trong phòng tắm, người Trung cổ sở hữu những thói quen tắm rửa khiến người thời nay không khỏi... giật mình.

Khi nhắc đến hai từ “Trung cổ”, nhiều người sẽ hình dung ra những hình ảnh đáng buồn, đáng tiếc.

Theo nhận định của các sử gia thế kỷ 19, đây là giai đoạn “bị bao phủ bởi một màn sương mù nặng nề”, cũng có nhiều người dùng cái tên “thời đại đen tối” để hình dung về thời kỳ này.

Bằng chứng quan trọng về những mặt tối của giai đoạn lịch sử này chính là việc “người Trung Cổ không tắm”, hay nói một cách khoa trương như một sử gia người Italy vào thế kỷ 19 thì đây là thời đại của những con người “một nghìn năm không tắm”.

Liệu điều này có phải là sự thật?

Giải nỗi oan “ngàn năm không tắm” cho người Trung Cổ

Khi tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ về vấn đề này, các chuyên gia đã tìm ra một văn bản hướng dẫn của chuyên gia y tế tên Magnus Maidiaolan Francis (Magnius Mediolanesis) vào hồi thế kỷ 14.

Một trong những “kim chỉ nam cho việc dưỡng sinh” mà văn bản này chỉ ra chính là việc tắm rửa.

“Tắm rửa có tác dụng làm sạch những bụi bẩn bên ngoài. Các chất thải trong quá trình tiêu hóa không thể làm sạch bằng các cách thông thường mà buộc phải thông qua tắm rửa. Nếu không, việc các chất này tích tụ sẽ gây nguy hại đến sức khỏe cơ thể.”

Như vậy, người Trung Cổ từ lâu đã tiến hành tắm rửa, thậm chí còn tìm hiểu cụ thể về vấn đề này.

Vào thế kỷ 13, tại khắp các đường lớn ngõ nhỏ của Paris có một bộ phận những người chuyên mời khách tới sử dụng các phòng tắm hơi và phòng tắm công cộng.

Những địa điểm này đặc biệt phổ biến tại thành phố. Tới năm 1292, chỉ tính riêng ở Paris đã có tới 29 phòng tắm.

Ngay đến tần suất tắm rửa của giới quý tộc và cả bậc quân vương cũng có thể tra ra từ đó. Thống kê cho thấy vào thế kỷ 13, vua John của nước Anh tắm rửa 3 tuần 1 lần.

Trong khi đó, vị vua xứ Sicilian là “Hoàng đế La Mã Thần Thánh” Fredercik II lại có thói quen tắm vào mỗi ngày. Tuy nhiên cũng vì “sạch sẽ” mà các thầy tu có sự phê bình kín đáo đối với ông, vì Frederick II tắm vào cả ngày Chúa Nhật.

Đây bị coi là một hành động thiếu thành kính với các bậc bề trên.

“Tắm tiên” trở thành trào lưu

Tuy không phải là “nghìn năm không tắm” như sử gia thế kỷ 19 ví von, nhưng phương thức tắm rửa của con người trong giai đoạn này lại là điều gây nhiều tranh cãi.

Thời bấy giờ, việc "tắm tiên" diễn ra phổ biến và được coi là một chuyện bình thường ngay cả đối với giới thượng lưu.


Bức tranh Maneisesi miêu tả lại cảnh tắm rửa của Jacob von Walter ra đời vào khoảng 1300 - 1340 hoặc lâu hơn tại Zurich. (Nguồn: Ifeng).

Bức tranh Maneisesi miêu tả lại cảnh tắm rửa của Jacob von Walter ra đời vào khoảng 1300 - 1340 hoặc lâu hơn tại Zurich. (Nguồn: Ifeng).

Được vẽ tại Zurich vào đầu thế kỷ 14, bức tranh Maneisesi Manuscript mô tả lại cảnh tắm rửa của giới kỵ sĩ thời trung cổ. Nhân vật trung tâm là nhà thơ cung đình nổi tiếng Jacob von Walter (Jacob von Warte).

Bức tranh vẽ lại cảnh Jacob thả mình thư thái trong bồn tắm đầy hoa và thảo dược. Bốn phía xung quanh ông là dàn mỹ nữ “hầu hạ”.

Theo đó, một quý bà đầu đội chụp tóc quỳ trên mặt đất, dùng thảo dược xoa bóp cơ thể, một người khác đang quỳ cạnh bồn tắm để quạt lửa đun nước nóng. Hai cô gái tóc vàng đang cầm vòng hoa và chén rượu vang quý trao cho Jacob.

Điều khiến người xem không khỏi ngạc nhiên chính là bối cảnh của bức tranh. Cảnh tượng mãn nhãn này diễn ra dưới gốc cây cổ thụ.

Nhân vật chính Jacob von Walter thản nhiên ngồi trong bồn tắm “lộ thiên” thưởng lãm thiên nhiên thơ mộng cùng sự chăm sóc tận tình của các mỹ nữ.

Vậy mới thấy, trước khi chúng ta ủng hộ việc hòa cùng thiên nhiên để tận hưởng, thì người Trung Cổ từ lâu đã biết hưởng thụ loại thú vui này.

Trung Quốc vốn là nơi bị ràng buộc bởi truyền thống “nam nữ thụ thụ bất tương thân”. Nhưng bức tranh với những cảnh “phóng khoáng”, “cởi mở” này lại được người nước này “nhìn quen mắt”.

Họ cho rằng dàn mỹ nữ xung quanh nhân vật chính có thể là vợ, con hoặc người hầu trong gia đình. Những hành động của họ thể hiện sự tôn trọng, và việc được chăm sóc trong lúc tắm “lộ thiên” cũng là một sự khoản đãi thịnh tình dành cho người kỵ sĩ.

Wolfram von Eschenbach khi viết "Parsifal" (Parzival) cũng đã miêu tả lại cảnh các quý ông châu Âu được “đãi ngộ” bởi những cô gái xinh đẹp trong lúc tắm rửa: “Các nàng dùng bàn tay mềm mại, sạch sẽ, nhỏ bé êm ái xoa dịu vết thương của khách hàng.”

Tuy nhiên, nhân vật Jacob von Walter trong tác phẩm này lại không bình tĩnh, thản nhiên. Ông không tiếp nhận khăn tắm từ những cô gái, còn bảo họ ra ngoài để mình đứng dậy mặc đồ.

Cũng như các đấng mày râu, phụ nữ thời Trung Cổ không mấy để tâm đến việc tắm “lộ thiên”.


Tấm thảm trang trí từ thế kỷ 16 có tên Le Bain (bồn tắm) tại Hà Lan, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng về Trung Cổ tại Pháp. (Ảnh: nguồn Ifeng).

Tấm thảm trang trí từ thế kỷ 16 có tên "Le Bain" (bồn tắm) tại Hà Lan, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng về Trung Cổ tại Pháp. (Ảnh: nguồn Ifeng).

Tấm thảm treo tường có niên đại từ thế kỷ 16 được trưng bày trong bảo tàng Paris đã miêu tả cảnh một phụ nữ xinh đẹp tắm rửa trong chiếc bồn bằng đá giữa cánh đồng hoa nở rực rỡ.

Mái tóc vàng kim của nàng xõa tung, thân thể trắng nõn phô diễn vẻ đẹp của người phụ nữ.

Phía trước nàng còn có hai vị phu nhân ăn mặc sang trọng đang cầm hộp đựng trang sức, phía sau có hai nhạc công gảy đàn, ca hát, còn có một người đang vội mang tới bánh mỳ và đồ ăn.

Đây chính là một mỹ cảnh hưởng lạc tái hiện lại việc tắm rửa của con người thời này.

Tắm rửa trở thành thú tiêu khiển sa đọa, trụy lạc

Việc phụ nữ và đàn ông tắm chung phổ biến ở châu Âu vào thế kỷ 13, 14. Thời đó, việc có phòng tắm riêng là một chuyện hết sức xa xỉ. Vì vậy, hầu hết mọi người đều tìm đến phòng tắm công cộng để giải quyết nhu cầu vệ sinh cá nhân của mình.

Thời đại này, các phòng tắm trở thành nơi tiêu khiển, thư giãn với đủ các dịch vụ từ xoa bóp, cạo râu, gội đầu, giác hơi,…được phục vụ cùng với rượu ngon, đồ ăn, âm nhạc.

Cả nam lẫn nữ cùng hoa mình vào thú vui náo nhiệt này. Vì thế mà việc tắm rửa của mỗi người có thể tốn đến thời gian nửa ngày.

Ở trong những bồn tắm hẹp, nam và nữ không chỉ “mặt đối mặt” mà còn dùng chung một làn nước, trong cùng một không gian. Có nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa đã chứng minh cho điều này.

Những tác phẩm đó tái hiện lại cảnh nam nữ tắm chung, phía trên thường đề thêm chữ “Bad love”. Trong làn nước xanh biếc, người nam đội mũ tắm, người nữ lõa thể, đeo trang sức hoa lệ, tóc được chùm một tấm lụa mỏng, cùng bạn tắm “phóng túng”.

Phía trên thành bồn còn có những tấm phiến gỗ được trải khăn trắng để bày đồ ăn, rượu ngon giúp mọi người “tăng cường thể lực”. Có đôi khi, người hầu sẽ đứng bên cạnh để cầm khay đồ ăn, xung quanh còn có nhạc công gảy đàn, mỹ nữ phục vụ.

Những kích thích về tính dục cùng với không gian hơi nước mờ ảo khiến cho nhiều người đàn ông không kìm nén được mà có những hành động nhạy cảm. Hiểu rõ điều này, nhiều phòng tắm còn chuẩn bị sẵn cả…giường!


Bức tranh của công tước xứ Burgundy được vẽ vào năm 1470 tại Hà Lan, nay thuộc quyền sở hữu của Thư viện Tiểu bang Berlin. (Ảnh: nguồn Ifeng).

Bức tranh của công tước xứ Burgundy được vẽ vào năm 1470 tại Hà Lan, nay thuộc quyền sở hữu của Thư viện Tiểu bang Berlin. (Ảnh: nguồn Ifeng).

Vào thời đó, những hành động như vậy được coi là hợp pháp. Trong khi đó, việc nam nữ khiêu vũ cùng nhau trong phòng tắm lại bị coi là phi lễ.

Nhiều địa phương thậm chí đã đưa điều này vào một trong những việc cấm kỵ. Vào thế kỷ 15, ở Pháp đã đưa ra luật định:

“Bởi vì những người trẻ tuổi không lâu trước đó có những hành động làm bại hoại dân phong, khiêu vũ sau khi tắm mà chỉ đội mũ tắm, không mặc quần áo.

Vì vậy hội đồng thành phố đưa ra quyết định: Ngay từ ngày hôm nay, đàn ông không được phép khiêu vũ khi chỉ đội mũ tắm mà không mặc quần áo, tùy theo lệ của mỗi nơi mà phải ăn mặc theo quy định.”

Việc tiêu phí thời gian trong phòng tắm đặc biệt được giới kỵ sĩ hoan nghênh. Vào thời đó, có một vị thi sĩ cung đình mỗi tuần muốn đi phòng tắm hai lần để thư giãn, nhưng việc này lại vô cùng tốn kém.

Vì phiền lòng, ông đã cất lời than: “Ngoài những người phụ nữ xinh đẹp, thì rượu ngon và bữa ăn thịnh soạn sẽ làm cho túi tiền của ngươi nhẹ đi nhanh chóng.”

Mặc dù việc tắm rửa thời Trung Cổ không gặp phải rào cản về giới tính, nhưng những cô gái làm việc trong phòng tắm lại phải chịu đánh giá ngặt nghèo về phẩm giá.

Munich Duke Ernst đã vô cùng tức giận khi biết con trai mình là Albert Bleich bí mật kết hôn với một cô gái làm phòng tắm tên Agnes Bernauer.

Sau đó, ông đã thu thập những chứng cứ để gán tội và dìm chết cô gái này dưới sông Đa – nuýp. Albert Bleich nhanh chóng bị cha ép phải lấy một phụ nữ quý tộc môn đăng hộ đối.

Trải qua thời gian, việc nam nữ tắm chung dần bị coi là bại hoại về đạo đức và bị đưa vào vòng pháp cấm. Phương thức tắm rửa này dần biến mất vào thế kỷ 15, 16.

Từ đó, các phòng tắm được phân chia nam và nữ riêng biệt để hạn chế các hành vi tình dục và những việc làm trái với đạo đức. Tuy nhiên trên thực tế, một số tiểu thuyết tình yêu thời kỳ này vẫn miêu tả việc nam nữ hẹn hò trong phòng tắm.

Thậm chí, tại một số phòng tắm nữ còn có cả đàn ông phục vụ. Những người này chỉ mặc trên mình một chiếc quần mỏng trong khi làm việc.

Phòng tắm của các quý cô, quý bà cũng không được thiết kế một cách kín đáo. Bởi vậy mà thời đại này mới có thể tạo nên một họa sĩ lừng danh Durer với những bản phác họa tuyệt vời về cơ thể con người.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại