Quân đội Trung Quốc (PLA) ngay lập tức lên án động thái của Ấn Độ là một mối đe dọa và cảnh báo rằng điều này sẽ khiến cuộc tranh chấp lãnh thổ vốn đã kéo dài giữa 2 quốc gia càng trầm trọng hơn.
Trong một bài viết bình luận về vấn đề này, tờ PLA Daily (cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc) nhấn mạnh: "tên lửa BrahMos, được tăng cường khả năng tàng hình và tác chiến tại địa hình đồi núi, có thể đe dọa tới khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)".
PLA Daily cho rằng động thái của Ấn Độ "đã vượt quá nhu cầu tự vệ thông thường của nước này" và cảnh báo "việc sử dụng chiêu trò sẽ chỉ dẫn tới hậu quả".
Mô hình tên lửa hành trình siêu vượt âm BrahMos II tại triển lãm Defexpo 2014.
Theo giới quan sát, mối lo ngại của Bắc Kinh có vẻ không nằm ở phiên bản hiện tại của tên lửa BrahMos bởi nó chỉ có tầm bắn tối đa 290km, không thể gây nguy hiểm cho nhiều khu vực bên kia biên giới Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh lo ngại rằng, với một số cải tiến nhất định, tên lửa BrahMos có thể mang lại mối đe dọa lớn hơn.
Động năng của phiên bản siêu vượt âm tiên tiến làm tăng khả năng tàng hình và xuyên phá mục tiêu. Tên lửa BrahMos hiện tại có tốc độ tối đa 3.400km/h nhưng phiên bản siêu vượt âm có thể di chuyển với tốc độ gần gấp đôi mức đó. Phiên bản này dự kiến sẽ sẵn sàng trong 5-7 năm tới với tầm bắn xa hơn.
Tên lửa BrahMos nâng cấp sẽ mang lại cho Ấn Độ lợi thế chiến lược khi tác chiến tại vùng đồi núi, bởi nó được thiết kế đặc biệt để phát hiện các mục tiêu ẩn nấp sau núi. Bên cạnh đó, với tầm bắn xa hơn và tốc độ siêu vượt âm, tên lửa này sẽ xuyên thủng các hệ thống phòng không của Bắc Kinh, dễ dàng như dao cắt bơ vậy.
Lần phóng thử nghiệm thứ 32 của tên lửa BrahMos