Sáng 3/6, hãng tin Sputnik đưa tin Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã đẩy lùi cuộc tấn công của lực lượng dân quân trung thành với Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) tại sân bay Tripoli.
Giám đốc truyền thông của Bộ Tư lệnh lực lượng LNA Khalifa Obeidi cho biết: " Sáng 2/6, LNA đã đẩy lùi một cuộc tấn công vũ trang của các nhóm vũ trang (GNA) vào sân bay Tripoli".
Ông Obeidi khẳng định rằng 15 chiến binh GNA, trong đó có 6 lính đánh thuê người Chad đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ.
Lính đánh thuê người Chad tham chiến tại Libya.
Vào tháng 4/2019, Tướng Khalifa Haftar (người đứng đầu LNA) đã phát động chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát Thủ đô Tripoli khỏi sự kiểm soát của các nhóm vũ trang trung thành với GNA.
LNA đã chiếm một số khu dân cư gần thủ đô và sân bay quốc tế Tripoli, nằm cách Tripoli khoảng 32 km về phía nam. Sau đó lực lượng trung thành với GNA đã công bố một cuộc phản công, được đặt tên là "Núi lửa Thịnh nộ".
Kể từ phe đối lập khi lật đổ và giết hại cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào năm 2011, đất nước Bắc Phi này đã chìm trong xung đột và chia rẽ.
Libya hiện đang có 2 chính phủ, với khu vực phía đông và nam do LNA (Chính phủ Tobruk) kiểm soát và phần phía tây do Chính phủ GNA do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn quản lý.
Tuy nhiên xung đột trong khu vực do GNA kiểm soát trước chiến dịch quân sự của LNA vẫn diễn ra và được cho là tranh giành nguồn lợi giữa các nhóm dân quân trung thành với GNA.
Cuộc xung đột hiện tại ở Libya được cho là có liên hệ với khoảng 20 quốc gia hỗ trợ hai phía, trong đó viện trợ quân sự trực tiếp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, UAE, Arab Saudi, Ai Cập và Jordan với khá nhiều lính đánh thuê Châu Phi (Sudan, Chad...) tham chiến.
Hôm 26/4, lực lượng LNA thông qua mạng xã hội cáo buộc lính đánh thuê nước ngoài tham chiến ở phía GNA trong cuộc chiến đang diễn ra tại Tripoli.