Điểm tin chiến sự tuần qua
Chiến sự Syria: Đáng chú ý nhất trong tuần qua là các phát ngôn trái chiều liên quan tới cái chết của thủ lĩnh khủng bố Abu Ahmad al-Muhajir vào ngày 3/12.
Nhóm khủng bố Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) ở khu vực Idlib cũng phủ nhận việc al-Muhajir là thành viên của nhóm. Theo HTS, al-Muhajir chỉ là "huấn luyện viên" cho nhóm đột kích "Băng Đỏ" của HTS.
Liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu tại Syria đã bác bỏ thông tin họ đã tấn công và sử dụng "bom ninja" AGM-114X, tuy nhiên không ngoại trừ khả năng các lực lượng tình báo của các nước phương tây đã lên kế hoạch và thực hiện vụ không kích.
Vụ không kích tiêu diệt al-Muhajir ở Atmeh, Idlib khá tương đồng với hiện trường vụ tiêu diệt một thủ lĩnh khủng bố khác là Abu Khayr al-Masri năm 2017.
Hoạt động quân sự chủ yếu trong tuần qua trên chiến trường Syria là các cuộc không kích và pháo kích của các bên tham chiến do các bế tắc trên chiến trường.
Ở khu vực Zuwayqat-Kabanah bắc Latakia, xe tăng và xe cơ giới của Sư đoàn 4 Vệ binh Cộng hòa liên tục bị hỏa lực chống tăng của đối phương (SPG-9) bắn đứt xích và phải cứu kéo trở về nơi xuất phát.
Chiến thuật tấn công đêm cũng tỏ ra không hiệu quả do sự phổ biến của các loại kính ngắm đêm trong hàng ngũ đối phương.
Tại khu vực đông nam tỉnh Idlib, phiến quân và các nhóm khủng bố vẫn tiếp tục tổ chức tấn công khiêu khích bằng súng bắn tỉa, tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) và pháo kích hiện do Sư đoàn 25 đặc nhiệm (lực lượng Tiger).
Để trả đũa, một loạt vị trí của phiến quân và khủng bố trong các khu dân cư và các khu vực chiến sự trọng điểm như Hass, Hayesh, Maarat Harmah, Al Dar Al Kabra, Kastoun, Umm Jalal, Zuwayqat-Kabanah, Hawija, Badriya, Jazraya...
Một quả cầu lửa đặc trưng của vụ nổ bom nhiệt áp của Nga ở thị trấn Hass, Idlib.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý bàn giao khu vực al-Mabrukah (một số nguồn gọi là Aliyah Silos). khu vực này có ý nghĩa quan trọng về mặt quân sự và kinh tế do nằm ở phía nam Ras al-Ayn /phía bắc tỉnh Hasaka.
Vào ngày 5/12, một đoàn xe quân sự của Nga đã tiến về sân bay Qamishly, đoàn xe chở theo các vật tư và thiết bị quân sự nhằm biến sân bay quan trọng này trở thành một căn cứ quân sự lâu dài của Nga.
Nga đã triển khai một số máy bay trực thăng tấn công và hệ thống phòng không tại sân bay Qamishli vào tháng 11 và vào ngày 4/12 đã triển khai một số hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung ở Ain Isaa.
Việc triển khai của Nga diễn ra trong bối cảnh các cuộc tuần tra chung Nga-Thổ vẫn đang tiếp diễn.
Trong ngày 6/12, máy bay của Israel đã không kích một vị trí của dân quân thân Iran ở al-Bukamal.
Ở khu vực Zuwayqat-Kabanah, xe cơ giới của Sư đoàn 4 Vệ binh Cộng hòa liên tục bị hỏa lực chống tăng của đối phương bắn đứt xích và phải cứu kéo trở về nơi xuất phát.
Chiến thuật tấn công đêm cũng tỏ ra không hiệu quả do sự phổ biến của các loại kính ngắm đêm trong hàng ngũ đối phương.
Xung đột Israel - Gaza:
Nhóm vũ trang Palestine Hamas ở dải Gaza đã khai hỏa một quả rocket về phía bờ biển thuộc lãnh thổ Israel hôm 4/12 tuy nhiên nhiều khả năng rocket đã rơi xuống biển. Israel được cho là đã không trả đũa cuộc tấn công nói trên.
Các cuộc biểu tình của người dân Palestine ở Gaza vẫn đang diễn biến rất phức tạp,. Ngày 6/12 Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã bắt đầu có các biện pháp trấn áp khiến ít nhất 6 người bị thương.
Theo Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) , các toán biệt kích của Hezbollah đã tiếp cận khu vực biên giới Lebanon - Israel, nhiều khả năng một cuộc đột kích (bắt cóc binh lính IDF hoặc bắn tên lửa) sắp diễn ra.
Thủ tướng Israel Netanyahu đã có một cuộc gặp với Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo.
Sau buổi gặp ông Netanyahu tuyên bố rằng đã trao đổi với đại diện Mỹ về "12 điểm, trong đó có 6 điểm liên quan tới Iran" đồng thời tuyên bố hai nước đã quyết định thúc đẩy các cuộc đàm phán về hiệp ước quốc phòng.
Hôm 6/12, IDF đã thử nghiệm thành công một tên lửa mới (được cho là tên lửa tầm trung tấn công mặt đất).
Chiến sự Yemen:
Đáng chú ý nhất trong tuần qua là tuyên bố về việc khu trục hạm USS Forest Sherman thuộc lớp Aleigh Burke của Hải quân Hoa Kỳ tham gia một chiến dịch vây bắt vũ khí ở biển Arab (sự việc diễn ra hôm 27/12 nhưng tới tuần này mới được Hải quân Mỹ công bố).
Lô hàng bao gồm các bộ phận quan trọng của các loại tên lửa (Mỹ cáo buộc là Iran viện trợ cho lực lượng Houthi ở Yemen).
Bộ phận dẫn đường tên lửa bằng radar chủ động bị thu giữ.
Trong một bài phát biểu, đại diện đặc biệt của Mỹ tại Iran Brian Hook tuyên bố rằng "lô hàng viện trợ của Iran" là các chi tiết để lắp ráp tên lửa hành trình đối đất, chống hạm, phòng không và tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM)
Chiến sự vẫn diễn ra ác liệt khi Houthi bắn hạ một máy bay không người lái tấn công (UCAV) Wing Loong của Liên minh hôm 2/12.
Liên minh quân sự can thiệp Yemen do Arab Saudi dẫn đầu tổ chức các cuộc tấn tấn công khu vực Sadah từ biên giới Yemen-Saudi hôm 4/12. Còn về phần mình, lực lượng Houthi đã tổ chức tấn công Abyan (tây bắc Aden) hôm 5/12.
Lực lượng Houthi bắn hạ UAV Wing Long của Liên minh quân sự do Arab Saudi dẫn đầu tại Hiran, Yemen hôm 2/12.
Chiến sự Libya:
Theo các nhà phân tích, chiến sự ở thủ đô Tripoli có thể sẽ kéo dài sang năm 2020 với tình thế "giằng co" hiện tại giữa Quân đội Quốc gia Libya (LNA) và dân quân trung thành với Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA).
Trong bối cảnh giao tranh vẫn đang tiếp diễn với lợi thế nghiêng về LNA, một cuộc "đảo chính" đã diễn ra vào ngày 4/12 khi một nhóm vũ trang đã tiến vào Văn phòng của Thủ tướng GNA al-Sarraj chiếm 3 xe bọc thép và tước vũ khí của lực lượng an ninh.
Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại có vẻ đây chỉ là hành động của một nhóm vũ trang nhỏ và GNA vẫn tiếp tục hoạt động.
Xe cơ giới và xe tăng của một mũi tấn công của LNA nhằm vào Tripoli.
Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một số biện pháp nhằm cứu nguy cho GNA, đặc biệt là việc ký thỏa thuận biên giới trên biển.
Thỏa thuận nói trên đang gặp phản ứng dữ dội không chỉ từ LNA, Hy Lạp (Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp có tranh chấp về chủ quyền ở Địa Trung Hải) mà còn từ Liên minh Châu Âu (EU) khi đánh giá : "Thỏa thuận ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả các quốc gia trong khu vực".
Thỏa thuận đã được quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua và lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ triển khai tuần tra khu vực biển Địa Trung Hải gần hải phận Libya nói trên.
Thỏa thuận được đánh giá là một động thái leo thang nghiêm trọng của Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến vào tuần sau nước này sẽ triển khai các hoạt động viện trợ và có thể là can thiệp vào chiến sự ở Tripoli bằng lực lượng hải quân.
Tướng Haftar (lãnh đạo của LNA) gọi GNA là "chết não" và yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ sớm có các hành động chống lại "dã tâm xâm lược" của Thổ Nhĩ Kỳ theo sau thỏa thuận với GNA.
Hành động của HĐBA cho tới thời điểm hiện tại vẫn chỉ là "kêu gọi một giải pháp chính trị ở Libya và yêu cầu các nước tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí và tránh xa cuộc xung đột giữa GNA và LNA".
Quân tiếp viện của LNA từ Tobruk tới Tripoli, Libya hôm 4/12.
Các điểm nóng khác trên thế giới
Hôm 2/12, Bộ Quốc phòng Malaysia đệ trình Sách trắng Quốc phòng lên Quốc hội Malaysia.
Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Sabu nhấn mạnh những mối đe dọa lớn khác mà nước này phải đối mặt 10 năm tới bao gồm việc hồi hương của các tay súng Hồi giáo cực đoan, căng thẳng vì những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và khủng bố trên mạng.
Liên quan tới vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, Bộ trưởng Malaysia cho rằng, việc Trung Quốc "chiếm đóng trái phép, tiến hành quân sự hóa và thực hiện các hoạt động khác" trên vùng biển chiến lược.
Trong khi đó, hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải đã biến vấn đề cạnh tranh ở khu vực trở thành cuộc cạnh tranh quyền lực của hai nước lớn.
Ngoài ra, ông Mohamad cũng nhắc tới việc "các tàu chính phủ" của một nước lớn đã lại gần vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia nằm ở các bang phía đông là Sabah và Sarawak.
Dù Bộ trưởng Mohamad không chỉ đích danh Trung Quốc, song trên thực tế, Malaysia đang phải đối mặt với các tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng biển nằm trong chủ quyền của Malaysia được luật pháp quốc tế công nhận.
Tàu tấn công đổ bộ đa năng của Hải quân Hoa Kỳ USS Wasp tại Biển Đông.
Phát ngôn quân sự ấn tượng
Trong một diễn biến khác, Chính phủ Nhật Bản tuần này thông báo đang mua lại Mageshima – hòn đảo không có người ở, cách đảo chính Kyushu ở cực nam Nhật Bản 34 km.
Chính phủ Nhật Bản nói rằng, hai đường băng sẽ được rải nhựa và sẽ được Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng.
Đảo Mageshima cũng có thể sẽ trở thành một căn cứ quân sự của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) vì nước này muốn củng cố vị trí ở biển Hoa Đông nơi phải đối đầu Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (hiện do Nhật Bản quản lý).
"Việc mua đảo Mageshima là cực kỳ quan trọng và phục vụ việc gia tăng răn đe của liên minh Mỹ-Nhật cũng như năng lực phòng thủ của Nhật Bản", Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố khi thông báo thương vụ.
Máy bay Super Hornet F/A-18E của Hải quân Mỹ bay ngang đảo North Iwo Jima của Nhật Bản năm 2016. Ảnh: US Navy.