9 loại vắc xin nếu phát triển thành công, kể cả ung thư, nghiện ma tuý không còn đáng ngại

Linh Chi |

Các nhà nghiên cứu đang tìm cách sử dụng vắc-xin để kích hoạt hệ miễn dịch, phòng trừ những căn bệnh quái ác như ung thư, HIV hay chứng nghiện ma túy.

Một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh tật tốt nhất là tiêm vắc xin. Vắc xin chính là tấm chắn bảo vệ an toàn nhất cho hệ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng. 

Thậm chí, tác dụng của vắc xin từng được ghi nhận qua việc loại trừ dịch bệnh đậu mùa và xóa bỏ bệnh bại liệt trong lịch sử nhân loại.

Dù vậy, không phải bệnh nào cũng có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Hiện tại vẫn còn nhiều loại bệnh chưa có vắc xin phòng chống.

Các nhà nghiên cứu đang tìm cách sử dụng vắc xin để kích hoạt hệ miễn dịch và phòng trừ những căn bệnh quái ác như ung thư hay nghiện ma túy.

Để được chấp thuận, những loại vắc xin này cần phải chứng minh được tính an toàn, hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Quá trình này có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập kỷ.

Dưới đây là 9 loại vắc xin đang được phát triển có thể phòng ngừa nhiều bệnh tật, làm thay đổi đáng kể chất lượng sống của con người trong thập kỷ tới đây.

1. Bệnh lậu

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường được điều trị bằng kháng sinh. Nhưng trong vài năm gần đây, một số trường hợp đã không đáp ứng kháng sinh.

Ngoài các loại kháng sinh mới có thể chống lại bệnh lây nhiễm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi sáng chế chủng ngừa đối với căn bệnh này.

Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã phát hiện vắc xin viêm màng não có hiệu quả phòng ngừa bệnh lậu. Từ nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã kết luận: vi khuẩn viêm màng não Neisseria meningitidis và vi khuẩn bệnh lậu Neisseria gonorrhoeae là những vi khuẩn cùng họ và cùng một mã gen.

Từ phát hiện này đã mở ra triển vọng sản xuất một loại vắcxin có khả năng phòng ngừa sự lây lan của bệnh lậu.

9 loại vắc xin nếu phát triển thành công, kể cả ung thư, nghiện ma tuý không còn đáng ngại - Ảnh 1.

2. Ung thư

Đã có một số loại vắc xin ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhất định. Ví dụ, vắc xin chống lại virus papillpmavirus (HPV) ở người có thể ngăn ngừa được 6 loại bệnh ung thư. Một loại vắc xin ngừa vi rus viêm gan B có thể ngăn ngừa ung thư gan.

Hiện tại, các nhà khoa học đang thúc đẩy quá trình đưa vào sử dụng một loại vắc xin trên người được chẩn đoán mắc ung thư.

Một trong những phương pháp điều trị nói trên đã được chấp thuận đối với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt vào năm 2010. Phương pháp điều này này lập trình lại hệ miễn dịch của cơ thể đi theo một protein đặc biệt giúp các tế bào miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Các loại vắc xin khác đang trong quá trình sáng chế và có thể được tiếp cận trên từng cá nhân nhằm xác định các đột biến ung thư, khuyếch đại hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại một số tế bào ung thư nhất định.

3. Bệnh sốt rét

Sốt rét là bệnh nhiễm trùng ký sinh lây truyền qua muỗi đốt. Bệnh có thể có các triệu chứng sốt, ớn lạnh và buồn nôn kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác, bao gồm cả suy thận. Bệnh là nguyên nhân gây ra ½ ca tử vong các bệnh do muỗi chủ yếu ở vùng hạ Sahara, châu Phi.

9 loại vắc xin nếu phát triển thành công, kể cả ung thư, nghiện ma tuý không còn đáng ngại - Ảnh 2.

Tổ chức Y tế Thế giới từng xác nhận trong một thông cáo báo chí rằng hiện chưa có vắc xin chính thức phổ biến phòng chống bệnh sốt rét, mặc dù đã xác định 3 quốc gia chuẩn bị tham gia chương trình thí điểm về một loại vắc xin sốt rét vào năm 2018.

Tuy vậy, tỷ lệ người tử vong do căn bệnh này đã giảm do những nỗ lực dự phòng như phun thuốc và dùng lưới bắt muỗi. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2015, tỷ lệ tử vong do sốt rét đã giảm 62%, trong đó 6,8 triệu người đã được cứu sống.

4. Ebola

Việc tiêm vắc xin Ebola sớm đã được chứng minh là có tác dụng chống lại căn bệnh này. Trong một cuộc thử nghiệm trên quy mô 6.000 người, hãng dược Mỹ Merck đã chứng minh vắc xin của họ có tác dụng 100%.

9 loại vắc xin nếu phát triển thành công, kể cả ung thư, nghiện ma tuý không còn đáng ngại - Ảnh 3.

Điều này có nghĩa là, đây là giải pháp tạm thời nhằm ngăn chặn các đợt dịch mới bùng phát sau đó nổi lên từ đại dịch Ebola xảy ra từ giữa năm 2014 đến 2016, dù nó chưa được đưa vào sử dụng chính thức. 

Nếu phát sinh thêm ổ dịch khác, các tổ chức y tế công cộng có thể lựa chọn có hay không sử dụng loại vắc xin này.

Các nhà nghiên cứu cũng đang nghĩ đến một giải pháp lâu dài. Một thử nghiệm giai đoạn đầu trên 75 tình nguyện viên khỏe mạnh cho thấy, vắc xin này đã đáp ứng miễn dịch trên 100% bệnh nhân. Một cuộc thử nghiệm ở quy mô lớn hơn sẽ phải chứng minh được liệu vắc xin này có hiệu quả lâu dài trong việc phòng ngừa bệnh hay không.

5. HIV

Có thể nói, vắc xin HIV đã rất nhiều lần thất bại trong vài thập kỷ qua, mặc dù có hàng nghìn nghiên cứu và chi phí tiền bạc cho vấn đề này rất lớn.

Vào tháng 7/2017, tập đoàn Johnson & Johnson (J&J) tuyên bố thử nghiệm giai đoạn đầu về một loại vắc xin HIV-1 trên những người khỏe mạnh đã gây phản ứng miễn dịch và "dung nạp tốt".

9 loại vắc xin nếu phát triển thành công, kể cả ung thư, nghiện ma tuý không còn đáng ngại - Ảnh 4.

Hanneke Schuitemaker, phó chủ tịch tập đoàn J&J và là người đứng đầu trung tâm nghiên cứu và sáng chế vắc xin cho biết, phải mất 12-13 năm để đưa vắc xin vào giai đoạn nói trên bởi quá trình nghiên cứu gặp rất nhiều trở ngại.

Trong quá trình phát triển vắc xin đã rút kinh nghiệm và học hỏi những kiến thức từ quá trình thử nghiệm vắc xin chống vi rút Ebola.

Trước khi được ứng dụng, vắc xin này phải chứng minh được hiệu quả thực sự ngăn ngừa HIV.

6. Norovirus

Đây là loại vi khuẩn gây ra đại dịch ngộ độc ở Chipotle có thể gây ra đau bụng, buồn bôn, tiêu chảy và nôn mửa. Virus lây nhiễm nặng nề này có thể ảnh hưởng đến 21 triệu người Mỹ mỗi năm. Mặc dù có nhiều cách để ngăn ngừa chủng virus này nhưng hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa.

Mới đây, công ty dược Vaxart tuyên bố đang phát triển một loại vắc xin dạng viên có thể ngăn ngừa virus gây ngộ độc thực phẩm này.

Vào tháng 2/2017, Vaxart thông báo rằng loại chủng ngừa này đã bước đầu đạt được thành công trong một cuộc thử nghiệm trên người. Trong giai đoạn tiếp theo, vắc xin này sẽ phải chứng minh được tính hiệu quả trước khi được thông qua.

7. Vắc xin bệnh cúm

Hầu hết các loại vắc xin chỉ được tiêm một hoặc vài lần trong đời. Tuy nhiên, virus gây bệnh cúm thường xuyên xảy ra và đột biến, do vậy việc tạo ra một loại vắc xin phòng ngừa bệnh này rất khó, tổ chức WHO khuyến cáo.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu tại hãng chế tạo vắc xin Sanofi đang tiến gần tới đích hơn trong công cuộc sáng chế một loại vắc xin phổ quát có thể giúp bảo vệ phổ rộng hơn đối với nguy cơ bệnh cúm qua nhiều mùa, kéo dài hiệu lực trong một vài năm.

Vắc xin mới có thể bảo vệ con người chống lại virus cúm ngay cả khi nó tiến hóa trong một vài năm. Dù vậy, ý tưởng sáng chế loại vắc xin này vẫn đang ở giai đoạn tiền lâm sàng.

9 loại vắc xin nếu phát triển thành công, kể cả ung thư, nghiện ma tuý không còn đáng ngại - Ảnh 5.

8. Vắc xin chống nghiện ma túy

Hiện có 2 loại vắc xin có tác dụng điều trị nghiện ma túy nhưng cả 2 loại này đều chưa được áp dụng trên người.

"Vắc xin này sẽ hoạt động bằng cách tiêu hủy các heroin được tiêm vào cơ thể trước khi nó có cơ hội di chuyển lên não và khiến bệnh nhân cảm thấy hưng phấn cao độ", CEO Roger Crystal của công ty Opoant – nơi đang phát triển một trong những loại vắc xin có tác dụng như trên nhận định.

Đây có thể là giải pháp lý tưởng cho những nạn nhân nghiện ma túy hồi phục và cai nghiện.

9. Vắc xin Zika

Năm 2016, Zika được xếp vào một trong những vấn đề toàn cầu sau khi hàng loạt trận dịch lớn tấn công con người, các nhà khoa học bắt đầu quá trình sáng chế và tìm kiếm một loại vắc xin tiềm năng. Ngay sau đó, các nhà khoc học cũng bắt đầu thử nghiệm trên người để kiểm tra hiệu quả của loại vắc xin này.

Vào tháng 3/2017, nỗ lực này gần như đạt hiệu quả đỉnh điểm khi các nhà khoa học bắt đầu quá trình thử nghiệm trên 2.490 người Mỹ và Trung, Nam Mỹ, dự kiến quá trình thử nghiệm sẽ kết thúc vào năm 2019.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại