Nhiễm trùng đường tiểu (UTI) thường xuyên hơn: Bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng âm đạo cũng không quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn đã thấy tần suất bị nhiễm trùng tăng vọt, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Theo bác sĩ Daniel Hsia tại Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Penning: Lượng đường trong máu cao tạo ra một môi trường cho vi khuẩn gây nhiễm trùng phát triển. Đặc biệt, là nhiễm trùng nấm men. Vi khuẩn nấm men ăn đường, vì vậy chúng có xu hướng phát triển mạnh khi lượng đường trong máu cao.
Luôn khát nước: Bạn liên tục khát nước: Người mắc bệnh tiểu đường thường rất khát. Nghiên cứu cho thấy, khi lượng đường trong máu cao, lượng natri trong máu có xu hướng giảm xuống. Natri giúp cơ thể bạn giữ nước, vì vậy thiếu natri trong máu có thể làm tăng cơn khát.
Nước uống sẽ giải quyết vấn đề tạm thời. Nhưng nếu bạn cảm thấy như bạn đang khát hơn mặc dù bạn vẫn uống cùng một lượng nước hàng ngày, đó là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Thị lực giảm nhanh: Mờ mắt thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường. Tầm nhìn của bạn có thể bị mờ vì chất lỏng rò rỉ vào thủy tinh thể. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Đây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa, hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
Thường xuyên buồn tiểu: Điều này đi kèm với dấu hiệu mất nước. Khi lượng đường trong máu cao làm giảm lượng natri trong máu, cơ thể sẽ phải vật lộn để giữ nước ngay cả khi bạn đang uống nhiều nước.
Và khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ đào thải bớt đường qua nước tiểu. Khi đó thận sẽ kéo nước từ trong cơ thể để pha loãng nước tiểu, khiến khối lượng nước tiểu tăng lên. Đây là lý do làm cho người bệnh thường xuyên đi tiểu.
Suy giảm trí nhớ: Sự mất nước có thể dẫn mất tập trung, khả năng ghi nhớ kém. Một nghiên cứu gần đâ của Trường Y Harvard cho thấy lượng đường trong máu cao có thể làm cho các mạch máu trong não bạn căng thẳng, làm giảm oxy đến não, gây ra tình trạng viêm và có thể dẫn đến suy nghĩ mơ hồ.
Luôn cảm thấy mệt mỏi: Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của mất nước. Nhưng theo một nghiên cứu năm 2011 tại Đại học Illinois, Chicago, lượng đường trong máu quá cao cũng gây ra mệt mỏi. Nghiên cứu cũng tìm thấy các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ, hội chứng bồn chồn chân có khuynh hướng cao hơn ở bệnh nhân tiểu đường.
Thèm ăn không thể kiểm soát được: Bệnh tiểu đường làm hạn chế khả năng di chuyển đường ra khỏi dòng máu và đến các tế - nơi đường được lưu trữ và chuyển hóa thành năng lượng. Bởi vì cơ thể không nhận được đủ năng lượng đó, bệnh nhân tiểu đường luôn có cảm giác thèm ăn để bổ sung năng lượng và ăn nhiều hơn.
Vết thương lâu lành: Nếu một người nào đó có đường huyết cao, họ có thể gặp khó khăn trong việc chữa lành vết thương. Bệnh tiểu đường có thể làm giảm lưu lượng máu trong tay chân, khiến vết thương lâu lành, theo nghiên cứu trên Tạp chí điều tra lâm sàng của Mỹ.
Nghiên cứu đó cũng cho thấy sự thay đổi đường huyết liên quan đến bệnh tiểu đường có thể gây rối loạn quá trình tái tạo tế bào, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến việc chữa bệnh.