Các bệnh liên quan đến dị ứng hoặc viêm mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại đặc biệt gây phiền toái cho người bệnh, giảm chất lượng sống của họ và việc điều trị lại không dễ dàng.
Có nhiều thời điểm trong năm được coi là "mùa" của bệnh dị ứng. Đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi.
Trong trường hợp này, nhiều người sẽ bắt đầu hắt hơi, ngứa, ngứa mắt, nhưng tất cả đều có các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng, các vấn đề về dị ứng da… rất khó chịu.
Theo Giáo sư Vương Kỳ - một danh y nổi tiếng Trung Quốc được phong tặng danh hiệu Quốc y Đại sư – sự tôn vinh danh giá trong lĩnh vực y học kết hợp hiện đại và cổ truyền ở Trung Quốc sẽ giúp những bệnh nhân bị chứng dị dứng da hoặc viêm mũi dị ứng có thể có cách hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm mũi dị ứng
Theo bác sĩ Lý Linh Nhũ, Đại học Trung y dược Bắc Kinh, vào mùa xuân hè, có rất nhiều giống cây hoặc hoa cỏ phát tán bay trên bầu trời. Vì điều này, bệnh nhân thường bị hắt hơi sổ mũi, ngứa mũi và các triệu chứng dị ứng.
Tại các phòng khám, hầu hết mọi người đều nói rằng họ rất khó chịu với chứng dị ứng thời tiết hoặc viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng là một bệnh dị ứng xảy ra ở niêm mạc mũi, theo mùa và kéo dài lâu năm. Rất nhiều phấn hoa và bụi bay lơ lửng trong không khí mùa xuân và thời tiết tương đối khô sẽ khiến cho khoang mũi dễ bị ảnh hưởng bởi các kích thích bên ngoài và gây ra viêm mũi dị ứng.
Giáo sư Vương Kỳ là một bậc thầy về y học cổ truyền Trung Quốc, nói rằng các triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng là hắng mũi, hắt hơi, nghẹt mũi và ngứa mũi. Có một số cách nhỏ trong cuộc sống hàng ngày vừa tốt vừa tiện lợi.
Ví dụ, các thành phần thực phẩm phổ biến trong nhà bếp như hành lá và hoa bách hợp có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh, giúp thanh lọc khoang mũi, loại bỏ tình trạng chảy nước mũi và giải quyết tình trạng viêm mũi.
Bài thuốc cụ thể: Sử dụng hành lá bằng cách rửa sạch để ráo nước, cắt thành 3 phần từ gốc, mỗi phần khoảng 5 cm, và hoa huệ dùng với số lượng là 30 gram. Thêm một chút gừng, tỏi và muối, đun thành nước để uống.
Ngoài ra, còn có một cách dùng bên ngoài, hiệu quả nhanh hơn. Giáo sư Vương Kỳ nói, dùng khoảng 20 gram hoàng kỳ sống, 15 gram bạch truật đã sao chín, 10 gram phòng phong đun nước uống như thuốc Đông y.
Đây là phong cách điều trị cổ điển. Nó cũng có thể được thực hiện tại nhà thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bài thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe cơ thể và tăng cường sức đề kháng chung.
Bệnh da dị ứng
Muốn biết dấu hiệu của bệnh có đúng hay không, bạn hãy làm thử nghiệm.Ở bên trong cánh tay của bạn, nhẹ nhàng dùng móng tay vẽ lên da theo kiểu gãi nhẹ. Nếu da bị bong, đỏ và nổi lên thì theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng đó là biểu hiện của chứng rubella và nổi mề đay. Từ đó có thể đánh giá liệu đó có phải là da dị ứng hay không.
Bệnh về da khá phức tạp nên bạn cần phải đi khám để biết cụ thể trước khi học cách chăm sóc da.
Giáo sư Vương Kỳ cho biết, đừng đánh giá thấp các triệu chứng liên quan đến bệnh da dị ứng, bởi chúng có thể gây tử vong nếu rơi vào tình trạng nghiêm trọng.
Ví dụ, nổi mề đay (phát ban), nếu nó phát triển trên bề mặt cơ thể, sẽ có khả năng điều trị tốt hơn, nhưng nếu nó ở trong các cơ quan nội tạng lâu thì sẽ gây rắc rối hơn. Mề đay có kích thước to sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khi phát triển, ví dụ gây chặn trong cổ họng, rất nguy hiểm và cần được sơ cứu sớm.
Mề đay thường được gọi là mụn mẩn do gió, kích thước khác nhau, ngứa, đến nhanh và bay nhanh, nó sẽ biến mất trong khoảng 24 giờ.
Bệnh chàm là một bệnh về da dị ứng. Bệnh chàm nói chung thể hiện ở các nốt sẩn đỏ. Khi bị nặng, nó sẽ loét và ngứa không chịu nổi. Nó thường phân bố đối xứng.
Viêm da tiếp xúc có một nguyên nhân rõ ràng, đó là, tiếp xúc với các chất gây dị ứng sẽ bị ngứa, ăn mòn, đỏ và tiết dịch.
Giáo sư Vương Kỳ cho biết, nguyên nhân bên trong của bệnh da dị ứng là máu bị nóng và rối loạn khí. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng có nhiệt trong máu, muốn được trừ phong thì trước tiên phải trị huyết, khi huyết lưu hành tốt thì gió sẽ tự tản.
Giáo sư Vương Kỳ thường dùng đương quy và khổ sâm để điều trị chứng da dị ứng.
Đương quy không chỉ là vị thuốc bổ máu, mà còn có tác dụng loại bỏ phong trong máu. Trong khi đó, khổ sâm có thể thanh nhiệt giải độc, loại bỏ khô ẩm và các nốt dị ứng.
Giáo sư Vương Kỳ cũng có một bài thuốc để điều trị chứng dị ứng với tia tử ngoại là uống đương quy, khổ sâm trong khoảng 3 tháng thì bệnh sẽ được chữa lành.
Ngoài ra, bài thuốc cụ thể khác gồm 20 gram ô mai, 10 gram thiền y, 10 gram thủ ô đằng, sắc thành nước uống, giúp điều chỉnh thể lực, ngăn ngừa dị ứng da.
Bác sĩ Lý Linh Nhũ cũng giới thiệu hai loại rau để làm giảm các bệnh da dị ứng đó là rau sam, bí đao có thể được sử dụng tại nhà để điều trị các bệnh da dị ứng nhẹ.
Rau sam
Ngoài vai trò đặc biệt là giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc, rau sam còn có tác dụng làm mát máu, cầm máu và giảm ngứa. Lấy 300 gram rau sam đun với nước luộc lên rồi ăn cả nước cả cái hoặc đắp bã rau sam lên ngoài da đều tốt.
Bí đao
Bí đao có tác dụng loại bỏ sưng và giảm ngứa. Nó có thể được sử dụng để nấu canh hoặc xào, vừa ăn ngon và vừa có thể chữa bệnh.
Lưu ý: Tất cả các loại đơn thuốc liên quan đến bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thể được sử dụng làm đơn thuốc nếu bạn chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
*Theo Health/TT