Dai dẳng căng thẳng Trung Đông: Nga đón đầu phản ứng trước động thái quân sự Mỹ

Hồng Nhung |

Các động thái quân sự của Mỹ gần đây liên tục khiến Nga bày tỏ nhiều căng thẳng về việc đưa ra phản ứng quân sự bất kỳ lúc nào.

Nga sẵn sàng phản ứng với bất kỳ động thái nào của Mỹ

Các quan chức Nga vừa đưa ra cảnh báo rằng lực lượng quân đội sẵn sàng phản ứng với bất kỳ động thái nào của quân đội Mỹ ở gần biên giới nước này trong bối cảnh Moscow gia tăng lo ngại về hoạt động của Mỹ tại Đông Âu.

Dai dẳng căng thẳng Trung Đông: Nga đón đầu phản ứng trước động thái quân sự Mỹ - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: CNBC

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia Nga - ông Leonid Slutsky nói trên kênh Rossiya-24 TV rằng lực lượng quân đội của Nga đang mạnh hơn bất kỳ quốc gia nào khác và sẵn sàng phản ứng với việc Mỹ tiếp tục triển khai quân lính đe dọa biên giới nước này.

"Trong bất kỳ trường hợp nào, Nga cũng sẵn sàng phản ứng với sự gia tăng căng thẳng từ phía Mỹ. Ngày nay, quân đội Nga đang mạnh hơn bao giờ hết", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia Nga - ông Leonid Slutsky cho biết.

Cuộc phỏng vấn của ông Leonid Slutsky diễn ra khi Lầu Năm Góc phê duyệt khoảng 250 triệu chi phí quân sự với Ukraine. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ hỗ trợ cho Ukraine một số các thiết bị quân sự cần thiết.

Theo newsweek, Mỹ liên tục các thảo luận về việc mở căn cứ quân sự tại Ba Lan, giáp ranh với vùng Kaliningrad của Nga.

Trong tuần trước, Tổng thống Mỹ cho biết, ông sẽ đưa khoảng hơn 1000 lính Mỹ đến Ba Lan.

Sự bất đồng trong Hiệp ước INF đang gia tăng mối lo ngại về cuộc chạy đua vũ khí mới giữa Washington và Moscow tại châu Âu. Hiệp ước được ký bởi cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev vào năm 1987 nhằm hạn chế một số tên lửa hạt nhân trong khoảng cách 500 km đến 5500 km.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết rằng, Mỹ sẽ rời khỏi Hiệp ước INF cùng với cáo buộc Nga đang phát triển các tên lửa vi phạm hiệp ước này. Trong khi đó, điện Kremlin liên tục bác bỏ cáo buộc trên.

"Nga tìm kiếm khả năng xét lại trật tự thế giới"

Theo CNBC, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phản ứng trước các chỉ trích của quan chức Nga về kế hoạch Mỹ triển khai quân đến Trung Đông.

Một quan chức Lầu Năm Góc nói trên CNBC rằng, việc triển khai quân lính Mỹ không phải là hành động khiêu khích mà chỉ là bởi Nga đang muốn tìm cách xét lại trật tự thế giới.

Nga đã chỉ trích Mỹ sau khi Washington thông báo kế hoạch triển khai thêm 1000 quân đến Trung Đông và gia tăng căng thẳng với Iran. Quan hệ của Mỹ và Iran liên tục đi xuống kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt các trừng phạt của Mỹ vào quốc gia Hồi giáo này.

Quyết định triển khai thêm quân lính đến khu vực diễn ra sau khi Mỹ cáo buộc Iran tấn công vào tàu chở dầu ở Vịnh Oman tuần trước mặc dù Tehran bác bỏ cáo buộc trên.

Nga đã bày tỏ nhiều lo lắng đối với các kế hoạch của Mỹ cùng với các quan chức nước này.Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng cảnh báo việc Mỹ đang gia tăng động thái khiêu khích quân sự. Trong khi đó, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov kêu gọi tất cả các bên nên kiềm chế.

Lầu Năm Góc vẫn giữ quyết định triển khai quân lính đến Trung Đông và cho biết Nga đang gây ảnh hưởng tại khu vực này.

"Việc triển khai quân lính Mỹ đến Trung Đông không phải là động thái khiêu khích mà chỉ là mục đích phòng thủ trước các thách thức thực địa, trên không và hàng hải tại Trung Đông", bà Carla M. Gleason từ Lầu Năm Góc cho biết.

"Nga luôn tìm kiếm để xét lại trật tự thế giới và bác bỏ hệ thống quốc tế mà vốn đã duy trì hòa bình trong nhiều thập kỷ. Nga dường như tiếp tục gây ảnh hưởng và khiến cho tình hình trở nên phức tạp. Vấn đề tại Trung Đông là một ví dụ", bà Carla cho biết.

"Về phần Mỹ, Trung Đông vẫn là khu vực quan trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng Mỹ luôn thúc đẩy nỗ lực cân bằng, đối phó với chủ nghĩa khủng bố, đảm bảo lộ trình thương mại và tự do hàng hải", bà Carla M. Gleason nói thêm.

Anh, Nga, Trung Quốc, Pháp và Đức vẫn muốn duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran. Tuy nhiên, điều này được cho là mong manh trước các thách thức của Tehran.

Vào ngày 17/8, Iran nói rằng sẽ nhanh chóng hạn chế việc làm giàu urani nếu cam kết thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 vẫn duy trì.

Các quan chức châu Âu, Trung Quốc và Nga cho biết, trong tuần này, các hi vọng rằng Iran sẽ không phá vỡ các cam kết với thỏa thuận hạt nhân và tái khẳng định hoàn toàn mong muốn tiếp tục thỏa thuận hạt nhân với Iran cho dù Washington muốn rút khỏi.

Theo CNBC, đây không phải là thời gian đầu tiên Mỹ và Nga có xô xát trong các chính sách ngoại giao tại Trung Đông trong những năm gần đây. Cả Washington và Moscow đều lên tiếng sứ mệnh đối phó với chủ nghĩa khủng bố tại Iraq hay Syria trong thời gian dài. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nga và Mỹ tại khu vực này vẫn tiếp tục dai dẳng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại