Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao các món tráng miệng thường là món ngọt chưa?

Đinh Vân |

Khẩu vị con người sẽ nhạt đi sau khi ăn quá nhiều một loại thức ăn, không những để "đổi vị" cho bữa ăn mà những món ăn tráng miệng còn giúp chúng ta kết thúc cơn đói, khoá cửa dạ dày.

Tại sao chúng ta lại bắt đầu ăn những món có vị ngọt vào cuối mỗi bữa ăn?

Một yếu tố có thể là bộ não người luôn có ham muốn căn bản là được tiêu thụ càng nhiều calory càng tốt.

Theo nhà khoa học về thực phẩm Steven Witherly thì khẩu vị của chúng ta sẽ nhạt đi sau khi ăn quá nhiều một loại thức ăn.

Một món tráng miệng sẽ giúp bộ não hồi phục lại ham muốn tiêu thụ thêm thức ăn.

“Khi ăn món chính của bữa ăn, ta nhanh chóng làm giảm sự tấn công của cơn đói và dần dần trở nên no bụng – cảm giác thoải mái của ta nhanh chóng qua đi.

Nhưng nếu chúng ta lại chiêu đãi hệ tiêu hóa bằng một lượt đồ ăn mới (ngọt và lạnh), thì sự thèm ăn của mỗi người lại được nhen nhóm lại – và ta lại đắm mình trong niềm vui ăn uống một lần nữa”, Witherly viết trong cuốn sách “Tại sao người ta lại thích đồ ăn nhanh”.

Một yếu tố nữa là dạ dày của chúng ta chỉ có thể ăn được một số món tráng miệng sau khi đã ăn các món khác mà thôi. Tức là những món tráng miệng này không nên ăn khi dạ dày đang trống rỗng.

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao các món tráng miệng thường là món ngọt chưa? - Ảnh 1.

“Khi bạn đang đói ngấu, thì một lượng lớn các loại đường cô đặc, tinh bột hoặc axit béo có thể gây khó khăn cho dạ dày.

Chất béo là một chất gây ức chế mạnh mẽ đối với một cái dạ dày trống rỗng, cho phép đường trong các món tráng miệng hút hết nước từ dạ dày để hòa loãng các chất ra. Vì thế ăn đồ ngọt khi đói nhiều khi có thể làm bạn cồn ruột, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu bạn đã ăn no”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại