Cụ ông U70 đưa ra 3 quyết định ngược số đông nhưng giúp tuổi già viên mãn: Không lương hưu nhưng ai cũng ghen tị

Đinh Anh |

Sau khi sống cùng các con, cụ ông này nhận ra nhiều điều nên đi đến quyết định giúp bản thân được giải thoát ở những năm tháng tuổi già.

Cam chịu khi tuổi già không có lương hưu

Sau bao nhiêu năm kết hôn, cuộc sống của gia đình tôi ở mức trung bình. Thời trẻ, vợ chồng tôi lao lực làm việc để dành tiền nhằm cho con ăn học. Sau này, chúng tôi lại làm đủ thứ nghề để tích góp nhằm xây dựng cuộc sống gia đình đủ đầy. Nhìn chung, nếu không có biến cố gì xảy ra, vợ chồng tôi vẫn lo liệu được. Tuy nhiên, khi có việc lớn phải lo, chúng tôi cũng phải xoay xở đủ cách.

Như khi con trai tôi kết hôn, gia đình đã phải dốc gần hết số tiền tiết kiệm để có đủ sính lễ đáp ứng được nhu cầu của nhà gái. Thậm chí, chúng tôi còn phải vay mượn tiền của người thân nhằm tổ chức lễ cưới đàng hoàng cho con.

Năm tôi bước sang tuổi 58, người bạn đời bị đột quỵ rồi ra đi. Mất mát đó khiến tôi như rơi xuống vực thẳm. Thậm chí tôi còn cảm nhận được rằng mình già đi cả chục tuổi kể từ đó.

Không còn tha thiết chuyện kiếm tiền, tôi bỏ công việc dọn dẹp trong nhà hàng và chuyển đến nhà con trai sinh sống. Sống cùng con trai được hơn 1 năm, mọi chuyện cũng dần nguôi ngoai.

Là 2 thế hệ khác nhau, lối sống, suy nghĩ của chúng tôi có phần xa cách. Tôi cảm nhận được rằng thực tế bọn trẻ cũng chẳng muốn tôi ở đây. Ở được một năm rưỡi, tôi quyết định trở về quê sống 1 mình.

Có khoảng 100.000 NDT tiền tiết kiệm, nhưng không muốn bỏ ra để tiêu hàng ngày, tôi đi tìm một công việc nhằm có đồng ra đồng vào. Tuy nhiên, khi nghe một ông cụ đã gần 60 tuổi muốn làm việc, chẳng nơi nào muốn nhận tôi.

Tôi cũng chia sẻ câu chuyện này với con trai. Thấy vậy, ngay trong tháng đó, các con đều đặn gửi cho tôi 1.000 NDT. Số tiền tuy ít nhưng sống một mình và chi tiêu tiết kiệm, tôi vẫn đủ dùng.

Một năm trở lại đây, sức khoẻ của tôi dần suy yếu. Vì thế, các con lại đón tôi lên thành phố ở cùng. Dù biết các con không ưng nhưng tôi cũng bỏ đi những cảm xúc tiêu cực đó. Bởi tôi cũng không còn lựa chọn nào khác tốt hơn.

Bỗng một ngày chỉ có tôi và con trai ở nhà. Thẳng nhỏ đã chủ động chia sẻ rằng muốn tôi đưa tiền tiết kiệm cho vợ chồng chúng nhằm giảm bớt áp lực tài chính. Tất nhiên, tôi từ chối. 100.000 NDT (331 triệu đồng) là khoản tiền để tôi đề phòng những lúc đau ốm.

Khi tỏ thái độ như vậy, tôi dần cảm nhận các con có cách đối xử khác với mình, đặc biệt là con dâu. Các con luôn tỏ ra khó chịu với những việc tôi làm hàng ngày. Cô ấy cho rằng tôi nấu cơm không ngon. Tôi làm thất lạc đồ đạc trong nhà.

Điều buồn nhất là nhiều lúc bữa ăn chỉ quanh quẩn vài món. Tôi nói với các con muốn đổi món. Song câu trả lời mới khiến tôi bất ngờ. “Nhà con không dư dả, lại phải đóng tiền học hàng tháng cho cháu. Con không đủ tiền để đổi món”, ông kể lại lời con trai nói với mình.

Quyết định đi ngược lại số đông

Thất vọng với phản ứng đó của các con, tôi có kể câu chuyện này với ông bạn thân. Người bạn này thật thà chia sẻ: “Nếu bọn trẻ không thích sống cùng, ông nên tự tìm công việc phù hợp, đừng chờ vào sự sắp đặt của các con. Hãy tự làm những gì bản thân có thể làm và đừng chỉ nghĩ đến việc mình sẽ ở nhà đến già”.

Cụ ông U70 đưa ra 3 quyết định ngược số đông nhưng giúp tuổi già viên mãn: Không lương hưu nhưng ai cũng ghen tị- Ảnh 1.

Sau khi nghe xong tôi cũng phải thừa nhận rằng lâu nay mình đã quá dựa vào con cái và không nghĩ rằng mình nên chủ động để cuộc sống tuổi già được phong phú hơn. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đã đưa ra 3 quyết định đi ngược lại số đông để giúp mối quan hệ giữa tôi và các con trở nên êm dịu hơn.

Thứ nhất, tôi quyết định sống tách biệt với các con. Thay vì trở về quê, tôi lựa chọn thuê một tầng hầm trong khu chung cư các con đang ở. Thông thường những căn hộ này có giá khá rẻ.

Thứ hai tôi chọn ra ngoài làm một công việc để có thu nhập. Do không có nơi nhận thuê, tôi chọn mở một gian hàng nhỏ ở chân chung cư. Không quan trọng kiếm được bao nhiêu, dù chỉ thu nhập được 50 hay 60 NDT một ngày cũng giúp tôi hài lòng. Khoản tiền này sẽ giúp tôi có thể thoải mái chi tiêu, không phụ thuộc vào con cái.

Thứ 3, tôi nói với các con mình có bao nhiêu tiền tiết kiệm và những tài sản gì. Khoản tiền này sẽ chỉ được thừa kế hay không phụ thuộc vào thái độ của các con đối xử với tôi.

Cứ như vậy, sau khi tôi đưa ra 3 quyết định này, vợ chồng con trai không từ chối điều nào, trừ quyết định đầu tiên. Sợ bị mọi người đàm tiếu, các con không đồng ý để tôi dọn ra ở riêng.

Cuối cùng, tôi vẫn chọn sống cùng các con nhưng vẫn ra ngoài bán hàng. Ít ra khoản thu nhập này cũng đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cơ bản.

Nhờ những quyết định này, cuộc sống của tôi chắc chắn và dạn dĩ hơn. Trước đây, ở trong nhà con, tôi phải cẩn trọng với mọi hành động hay lời nói. Tuy nhiên, khi tự chủ về tài chính, tôi mạnh dạn và thực tế hơn. Nhờ thế, tâm trạng của tôi cũng thoải mái hơn rất nhiều. Tuổi già của tôi vì thế cũng an nhàn hơn trước đây. Nhiều người bạn già còn tỏ ra ghen tị với cuộc sống của tôi.

Bài viết này là quan điểm của ông Lý (65 tuổi, Quảng Tây, Trung Quốc) đang được lan truyền trên mạng xã hội Toutiao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại