Giật mình với những cách bạo hành trẻ không để lại dấu vết

Bích Hiền |

(Soha.vn) - Bé nhà mình cứ đến trường là khóc thét. Ba hỏi: "Sao con không chịu đi học?" Bé bảo: "Cô nhéo nách con nè ba"..."

 Toàn cảnh vụ bảo mẫu BÓP CỔ, ĐÀY ĐỌA, HÀNH HẠ TRẺ EM khiến dư luận phẫn nộ

LTS: Sự việc bảo mẫu bóp cổ, đầy đọa, hành hạ trẻ mầm non ở Thủ Đức, TP. HCM khiến cho dư luận phẫn nộ. Bên cạnh việc bày tỏ sự căm phẫn, nhiều cha mẹ còn lo lắng việc con mình đi học ở trường có phải chịu những cảnh bạo lực tương tự hay không? Trên nhiều diễn đàn, những người làm cha làm mẹ râm ran bàn tán về sự việc đằng sau những ngôi trường mầm non và hé lộ nhiều sự thật không phải ai cũng biết.

Hơn 5 năm trước, sự việc bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa ở Biên Hòa, Đồng Nai với những hành động hành hạ trẻ em kinh khủng đã khiến dư luận phẫn  nộ trong một thời gian dài. Và cũng trong vòng 1 tháng trở lại, người ta lại phải chứng kiến liên tiếp những sự việc bạo hành trẻ kinh hoàng của bảo mẫu. 

Hình ảnh bảo mẫu bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non Phương Anh, quận Thủ Đức, TP.HCM gây xôn xao dư luận.

Liên tiếp xảy ra các vụ bạo hành trẻ khiến bậc làm cha làm mẹ luôn trăn trở làm sao bảo vệ được con mình khỏi bạo lực học đường, khi mà sự việc diễn ra đằng sau cổng trường luôn là điều bí ẩn, đôi khi bị bưng bít khỏi tầm ngắm của cha mẹ. Tinh vi hơn, hành động bạo lực có thể không để lại dấu vết trên thân thể, chỉ để lại những di chứng tinh thần mà nếu cha mẹ không tinh ý hoặc quá bận rộn sẽ không thể nhận ra.

Dạo qua một vòng các diễn đàn, rất nhiều bà mẹ bên cạnh việc bày tỏ sự phẫn nộ, còn truyền nhau những chiêu hành hạ trẻ thường được áp dụng trong các trường mẫu giáo mà không phải ai cũng biết và phát hiện ra. 

Những chiêu này do những đứa trẻ đã đủ hiểu biết và ghi nhớ sự việc đem về mách lại cho cha mẹ. Điểm chung của những chiêu hành hạ này không phải là độ tàn độc như chúng ta được chứng kiến trong clip, nhưng nó đáng sợ ở độ tinh vi, nghĩa là bạo hành trẻ nhưng không để lại dấu vết trên thân thể. Có thể, điều đó sẽ khiến cha mẹ không tìm thấy bằng chứng con mình bị bạo hành, nhưng ai dám đảm bảo tâm hồn những đứa trẻ thơ ngây không bị tổn thương?

Dưới đây là một số chiêu hành hạ trẻ được truyền tai nhau trên diễn đàn, chúng ta hãy cùng đọc và cảnh giác hơn với hiện tượng bạo hành trẻ:

- Đánh vào lòng bàn chân, bàn tay: Chiêu này từ lâu đã được “lưu truyền” và được nhiều trẻ mách lại với cha mẹ. Lòng bàn chân, bàn tay là những vùng cơ rất nhạy cảm. Trẻ bị đánh vào đó sẽ cảm thấy đau, sợ hãi nhưng không để lại những vết bầm tím.

- Nhéo vào nách: Trẻ rất đau nhưng không để lại dấu vết.

- Lột truồng, bắt úp mặt vào tường để răn đe trẻ và các bạn cùng lớp: Thường được áp dụng khi trẻ có nhu cầu đi vệ sinh nhưng không nói với cô giáo mà tè, ị ra quần.

- Nhốt vào nhà vệ sinh: Áp dụng khi trẻ ăn chậm. Trẻ nhốt vào nhà vệ sinh sẽ phải đối diện với cơn sợ hãi và những con quái vật tưởng tượng.


	Chia sẻ của một thành viên trên Web trẻ thơ về việc cô giáo mầm non đánh trẻ xong dạy trẻ gọi tên hành động bạo lực bằng một khái niệm khác.

Chia sẻ của một thành viên trên Web trẻ thơ về việc cô giáo mầm non đánh trẻ xong dạy trẻ gọi tên hành động bạo lực bằng một khái niệm khác.

- Rung lắc liên tục: Khiến trẻ sợ hãi mà không để lại dấu vết.

- Bắt trẻ bóp chân tay cho cô giáo: Đây là hình phạt “nhẹ nhàng” cho những bé lười ngủ trưa.

- Bắt ngồi thiền: Ngồi thiền là một “mỹ từ” để cô giáo cấm trẻ chạy nhảy, chỉ ngồi im trong lớp. Tuy không phải là một hình thức hành hạ trẻ nhưng phương pháp này sẽ trở nên cực phản cảm nếu diễn ra trong một thời gian dài và liên tục: cấm trẻ hoạt động tự do, giúp cô giáo nhàn hơn khi trông trẻ.

- Đối với trường có camera để phụ huynh theo dõi hoạt động của trẻ ở trường: Cô giáo muốn trừng phạt trẻ sẽ ngắt cầu dao điện, ngắt camera trước khi “hành động”.

- Dạy trẻ nói về hành động trừng phạt của cô bằng một khái niệm khác: Cô yêu, con ba ba nó cắn…

Kính mời quý độc giả cung cấp thông tin, hình ảnh, clip về những vụ bạo hành trẻ em. Những thông tin tốt sẽ được tòa soạn trả nhuận bút trong vòng 24h. Quý độc giả muốn bình luận, nêu ý kiến về vấn đề này, xin gõ vào ô Viết bình luận phía dưới bài báo. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại