Loại thịt là "cứu tinh" cho người đau lưng
Hiện nay rất nhiều người thường bị đau lưng, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều khía cạnh, chẳng hạn như lối sống không lành mạnh, thường xuyên ngồi ở bàn làm việc hầu hết thời gian trong ngày, đôi khi bận rộn với công việc mà bỏ bê việc tập thể dục, thận khí không đủ… Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vùng thắt lưng, cơ thắt lưng sẽ bị căng cứng, khi ngồi hoặc nằm đều sẽ không thoải mái và dễ thấy đau mỏi. Chính vì thế, nhiều người thường nói vui rằng, "c".
Để cải thiện tình trạng này, bên cạnh việc dành thời gian tập thể dục nhiều nhất có thể, mọi người cũng nên có một chế độ ăn giúp bổ thận khí, tăng cường sức khỏe xương khớp thường xuyên. Trong đó, thịt vịt không chỉ một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực, mà còn được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe nhất định.
Một số người có thể cảm thấy lo ngại về việc sử dụng thịt vịt trong chế độ ăn hàng ngày vì hàm lượng chất béo của nó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thịt vịt là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và lượng chất béo lành mạnh, đặc biệt là axit béo omega-3 và omega-6.
Thông tin dinh dưỡng được cung cấp bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã chỉ ra rằng, một phần ức vịt Pekin (giống vịt phổ biến nhất ở Hoa Kỳ) nướng không da nặng 85g có chứa 119 calories, 2g chất béo, 89mg muối, không chứa carbohydrates và có 23.5g protein. Điều này cho thấy rằng thịt vịt là một nguồn protein chất lượng cao, ít đường và không có carbohydrates.
Mỡ vịt, một phần không thể thiếu của thịt vịt, cũng là một nguồn giàu axit linoleic. Đây là một loại chất béo không bão hòa đa, có lợi cho sức khỏe khi tiêu thụ có kiểm soát.
Một công thức đơn giản nhưng hiệu quả để chữa đau lưng được gợi ý là món "Thịt vịt nấu đậu xanh".
Để nấu món này, bạn cần chuẩn bị 200g thịt vịt nạc, thái nhỏ và ướp gia vị.
Kế đó, bạn đun 200g đậu xanh với 300ml nước, đến khi sôi thì cho thịt vịt vào và đảo đều đến khi chín.
Món ăn này nên được ăn thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ: Vừa giảm cholesterol, vừa tăng cường miễn dịch
Theo y học cổ truyền, thịt vịt được xem là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý phổ biến như đau lưng, viêm thận, hen hay phù dinh dưỡng. Đặc biệt, thịt vịt mái già thường được ưu tiên sử dụng để làm nguyên liệu chính trong các phương pháp điều trị truyền thống.
Dưới đây là những lợi ích không ngờ mà thịt vịt có thể mang lại:
Giảm cholesterol:
Chất béo không bão hòa đơn có trong mỡ vịt có thể giúp duy trì mức cholesterol HDL "tốt" mong muốn và giảm mức độ cholesterol LDL "xấu".
Tăng năng lượng:
Thịt vịt chứa các axit amin thiết yếu giúp cơ thể sản xuất năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
Tăng cường hệ thống miễn dịch:
Thịt vịt là một nguồn cung cấp selen - một chất chống oxi hóa quan trọng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp:
Selen là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của tuyến giáp và một phần của thịt vịt cung cấp hơn 50% giá trị selen hàng ngày.
Bảo vệ xương:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ protein động vật, bao gồm cả thịt vịt, có thể cải thiện mật độ và sức mạnh của xương.
Giảm nguy cơ bệnh tim:
Thịt vịt cung cấp axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch. Thay thế thịt bò bằng thịt vịt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, thịt vịt cũng là nguồn sắt quan trọng cho cơ thể, nhiều hơn so với thịt gà.
Những điều cần lưu ý khi thưởng thức thịt vịt
Mặc dù thịt vịt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng để tránh những tác động tiêu cực khác, cần lưu ý một số điều sau:
1. Kiểm soát lượng calo:
Mỡ vịt có hàm lượng calo cao, vì vậy khi quyết định nấu thịt vịt, bạn cần cân nhắc để tránh tăng cân không mong muốn. Một khẩu phần mỡ vịt có thể chứa đến 113 calo, vì vậy cần kiểm soát khẩu phần thịt vịt bạn tiêu thụ.
2. Chú ý đến quá trình bảo quản:
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mỡ vịt nấu chín có thể dễ bị oxy hóa lipid hơn so với các loại dầu và mỡ khác trong quá trình bảo quản. Quá trình này có thể làm thay đổi tính chất của thực phẩm, do đó cần chú ý đến cách lưu trữ và bảo quản thịt vịt.
3. Dị ứng và không dung nạp:
Hiện chưa có ghi nhận về dị ứng hoặc không dung nạp đặc biệt liên quan đến việc tiêu thụ thịt vịt. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với các loại thịt khác cũng có thể phản ứng với thịt vịt, do đó cần cảnh giác khi thưởng thức.
4. Nấu thịt đúng cách:
USDA khuyến nghị nấu thịt vịt ở nhiệt độ bên trong 165 độ F (74 độ C), tương tự như cách bạn nấu các loại gia cầm khác. Điều này giúp đảm bảo thịt được nấu chín đều và an toàn cho sức khỏe.
Sử dụng thịt vịt trong chế độ ăn hàng ngày không chỉ mang lại hương vị đặc biệt mà còn là một cách tự nhiên và hiệu quả để chăm sóc sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng thuốc hoặc điều trị bệnh, trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn uống mới nào, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để đảm bảo rằng nó phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.
(Tổng hợp)