Covid-19: Sự thật ám ảnh diễn ra dưới 'bộ giáp' của nhân viên y tế

Nguyễn Thảo Ngân, Nguyễn Hồng Duyên |

'Vẻ bề ngoài điềm tĩnh của nhân viên y tế chính là bộ giáp duy nhất còn lại mà họ có" - một bác sĩ tại khoa tâm thần Dr.Gold (Mỹ) viết.

Giữa đại dịch COVID-19, đa số mọi người đều đang nói về nhu cầu cấp thiết đối với thiết bị phòng hộ cá nhân, chia sẻ mối quan tâm về việc thiếu khẩu trang, mặt nạ và nhu cầu thí nghiệm để tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19. Nhưng có rất ít người nói về nguy cơ tiềm tàng về cuộc khủng hoảng tinh thần mà các nhân viên y tế phải đối mặt ở tuyến đầu chống dịch.

Không ngủ được, khóc nhiều hơn

Với cái nhìn của một người bên ngoài, nhân viên y tế trông rất mạnh mẽ và kiên cường khi đối mặt với đại dịch hiện nay. Họ cũng chính là người truyền cảm hứng cho thông điệp "We stay at work for you, please stay at home for us" (Chúng tôi đi làm vì bạn, bãn hãy ở nhà vì chúng ta).

Một bác sĩ làm việc tại khoa tâm thần Dr.Gold (Mỹ) viết: "Là một bác sĩ tâm thần, tôi dành phần lớn cuộc đời để quan sát và lắng nghe bệnh nhân, tôi thấy rằng vẻ bề ngoài điềm tĩnh của nhân viên y tế chính là bộ giáp duy nhất còn lại mà họ có. Ẩn bên dưới bộ giáp này, nhiều nhân viên y tế hầu hết lại lo lắng, sợ hãi khi ngồi cùng nhau. Họ không ngủ được. Thậm chí họ còn khóc nhiều hơn."

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí JAMA Network Open đã đánh giá sức khỏe tâm thần của gần 1.300 nhân viên y tế ở Trung Quốc đã và đang điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Nghiên cứu dựa trên các triệu chứng về trầm cảm, lo lắng, mất ngủ và mệt mỏi của các nhân viên y tế. Họ đã đưa ra một cái nhìn mới và sâu sắc cho người đọc về nhân viên y tế-những người trực tiếp tham gia chiến đấu với đại dịch.

Bác sĩ Jianbo Lai, công tác tại khoa tâm thần Bệnh viện Đại học Y khoa Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc, tác giả chính của nghiên cứu cùng các đồng nghiệp đã xem xét vấn đề tâm trí của các nhân viên y tế làm việc tại 34 bệnh viện hoặc khu vực cách ly dành riêng cho bệnh nhân COVID-19. Kể cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trực tuyến, miễn có liên quan trực tiếp đến việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho những người mắc COVID-19 đều là tâm điểm của nghiên cứu.

Họ cho rằng những người này có nguy cơ cao bị mắc các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, vì số lượng bệnh nhân COVID-19 ngày càng gia tăng, quá tải công việc, tin tức, không được trang bị đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân và thiếu thuốc điều trị.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý thêm rằng, các nghiên cứu hiện tại cho thấy trong những tình huống tương tự, nhân viên y tế cũng gặp phải sự kỳ thị vì sợ bị lây nhiễm cho chính họ và gia đình của họ.

Covid-19: Sự thật ám ảnh diễn ra dưới bộ giáp của nhân viên y tế - Ảnh 2.

Một nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai gục xuống nghỉ ngay trên chồng sổ sách buổi sáng. Người chụp hình cũng là một đồng nghiệp bình luận: "Cô ấy, cũng như chúng tôi, đã quá mệt mỏi những ngày qua, không có người để thay ca".

Covid-19: Sự thật ám ảnh diễn ra dưới bộ giáp của nhân viên y tế - Ảnh 3.

Một tài xế xe cứu thương và Kỹ thuật viên cấp cứu ngủ trưa giữa các cuộc gọi ngay trong xe cứu thương, bên ngoài Bệnh viện Bronx-Lebanon, ngày 02/4/2020. REUTERS / Brendan Mcdermid

Covid-19: Sự thật ám ảnh diễn ra dưới bộ giáp của nhân viên y tế - Ảnh 4.

Một nhân viên y tế nghỉ nghỉ ngơi bên ngoài Trung tâm y tế Wyckoff Heights ở Brooklyn, ngày 05/4/2020. REUTERS / Jeenah Moon

Covid-19: Sự thật ám ảnh diễn ra dưới bộ giáp của nhân viên y tế - Ảnh 5.

Các nhân viên y tế ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) động viên nhau trong khu vực cách ly của một bệnh viện. Ảnh: AFP

Những con số ám ảnh

Nhóm nghiên cứu của BS. Jianbo Lai đã thu thập dữ liệu nhân khẩu học, các chỉ số đánh giá sức khỏe tâm thần trên 1.257 nhân viên y tế tại 34 bệnh viện từ ngày 29/1/2020 đến ngày 03/02/2020. Chỉ những bệnh viện hoặc khu vực cách ly có giường bệnh dành cho việc điều trị bệnh nhân COVID-19 được tham gia vào nghiên cứu.

Để đánh giá mức độ của các triệu chứng trầm cảm, lo âu, mất ngủ và mệt mỏi của nhân viên y tế, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phiên bản tiếng Trung của bảng hỏi sức khoẻ bệnh nhân (9 câu hỏi), thang đo rối loạn lo âu tổng quát (7 câu), chỉ số mức độ mất ngủ (7 câu) và tác động của quy mô dịch bệnh (22 câu). Họ cũng áp dụng phân tích hồi quy logistic đa biến để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các nhân viên y tế.

Kết quả:

- Tỷ lệ người tham gia khảo sát là 68,7%. Trong đó hơn 64% ở độ tuổi từ 26 đến 40. Hơn 76% là phụ nữ chiếm hơn.

- Hơn 60% người tham gia là y tá. Bác sĩ chỉ chiếm khoảng 39%.

- Nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch chiếm 41,5%. Tỉ lệ nhân viên y tế tuyến đầu có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 52%.

Thống kê về triệu chứng cho thấy:

- 50,4% người có triệu chứng trầm cảm.

- 44,6% có triệu chứng lo âu.

- 34% có triệu chứng mất ngủ.

- 71,5% trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.

Y tá, phụ nữ, nhân viên y tế tuyến đầu và những người làm việc tại tâm dịch Vũ Hán có mức độ nghiêm trọng về các triệu chứng sức khỏe tâm thần hơn so với các đối tượng khác.

Nhân viên y tế tuyến đầu trực tiếp chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn. Cụ thể:

- 52% nhân viên y tế tuyến đầu có khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm.

- 57% có khả năng mắc các triệu chứng lo âu.

- Hơn 60% có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.

Con số này cao gấp ba lần so với những người tuyến đầu khỏe mạnh.

Ngoài ra:

- 18% nhân viên y tế tuyến đầu bị trầm cảm nặng, cao hơn so với nhân viên ở các tuyến sau.

- 34,7% nhân viên y tế tuyến đầu có cảm giác lo âu nặng nề, so với 25% nhân viên y tế tuyến hai.

- 12,3% nhân viên y tế tuyến đầu bị mất ngủ trầm trọng hơn so với 4,5% nhân viên y tế tuyến hai.

- 42,1% nhân viên y tế tuyến đầu bị suy nhược tâm lý nghiêm trọng hơn so với 29,9% nhân viên y tế tuyến hai.

Bác sĩ Lai và các đồng nghiệp kết luận: công việc ở tuyến đầu và việc điều trị trực tiếp bệnh nhân mắc COVID-19 là một yếu tố nguy cơ độc lập so với các yếu tố khác.

Nhân viên y tế cần được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần

Việc hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế rất quan trọng bên cạnh việc chăm lo thể chất. Trung Quốc và một số quốc gia đã thực hiện các điều này.

Cụ thể một số trường đại học, như UNC Chapel Hill và Đại học California, San Francisco, đã tiên phong trong việc triển khai các đề án nhằm cải thiện sức khoẻ tâm thần cho nhân viên y tế cũng như cho các tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch. Các biện pháp toàn diện và đa ngành được thực hiện bằng cách xem xét sự cần thiết của các biện pháp dự phòng (hỗ trợ qua đường dây nóng, hỗ trợ khủng hoảng) và điều trị (trị liệu tâm thần, dùng thuốc).

Họ cũng thừa nhận rằng điều trị sức khỏe tâm thần không chỉ ở một thời điểm mà cần phải liên tục trong tương lai.

Bảo vệ nhân viên y tế là một phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần ở nhân viên y tế chống dịch cần phải được thực hiện ngay lập tức và kịp thời, nhất là đối với phụ nữ, điều dưỡng và nhân viên y tế tuyến đầu.

https://www.medicalnewstoday.com/articles/covid-19-frontline-healthcare-workers-at-risk-of-mental-health-problems?utm_source=twitter&utm_medium=social&utm_campaign=owned&utm_term=covid&utm_content=2020-03-25&fbclid=IwAR1cHeDBf4i3FGMrjtXe9nk9HuHChHtNiv_wLGsJLcptwOTKWnh2XdsOa9o

https://www.statnews.com/2020/04/03/the-covid-19-crisis-too-few-are-talking-about-health-care-workers-mental-health/

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại