Liệu có làn sóng thứ hai?
Viola Priesemann đã thấy làn sóng sẽ đến. Hồi đầu tháng ba khi mọi sự đã rõ ràng, rằng con virus corona mới đã hoàn thành cú nhảy tới Châu Âu thì nhà nữ vật lý ở Göttingen đã có một quyết định rất triệt để, giảm mọi quan hệ xã hội: không thăm viếng lẫn nhau, làm việc tại nhà, không cần đến nhà trẻ.
"Sau những thông tin về lây nhiễm ở Italia thì đã rõ, vật gây bệnh không lâu nữa sẽ phát tán khắp nơi. Do đó tôi đã tiến hành cách ly bản thân, hai tuần trước khi có quy định cấm tiếp xúc chính thức", bà trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Max-Planck-Institut về động lực học và tự tổ chức đã nói chuyện với SPIEGEL.
Sau đó nhà nước mới tiến hành:
- Từ ngày 8.3 bắt đầu huỷ các hoạt động công cộng đông người,
- Sau đó một tuần đóng cửa các cơ sở giáo dục và nhiều cửa hàng cũng đóng cửa.
- Bảy ngày sau, ngày 22.3, chính quyền Liên bang và các bang nhất trí thi hành các quy định nghiêm ngặt về hạn chế tiếp xúc.
Trong thời gian này virus SARS-CoV-2 lây lan rộng trong dân chúng. Cuối tháng ba các cơ quan y tế nhận được báo cáo có một số ngày số người bị lây nhiễm mới lên đến gần 7000 ca. Sau đó con số này đi vào ổn định và luôn ở dưới mức 1000. Bên cạnh những thay đổi về hành vi cá nhân thì những quy định pháp lý có rất nhiều ý nghĩa đối với tình hình này.
Ai là người đang nhiễm bệnh đây? Hình ảnh: Orbon Alija / Getty
Cho dù những hạn chế này so với một số nước châu Âu khác như Pháp và Tây Ban Nha thì các quy định của Đức có phần vừa phải hơn: tuy nhiên vấn đề đặt ra là các quy định nghiêm ngặt này có thực sự cần thiết hay không? Với những biện pháp ít cứng rắn hơn liệu có thể khống chế được đại dịch này không? Số người khoẻ mạnh, bị lây nhiễm virus từ người ốm, cái gọi là số tái sinh sản, trước khi công bố chính thức các biện pháp này cũng đã giảm? Những câu hỏi này hiện nay đang được tranh luận rất sôi nổi. Ở đây có thể đề cập đến hai kiểu thảo luận:
- Một mặt hôm thứ bảy vừa rồi ở Stuttgart, München, Berlin, Dortmund và ở nhiều thành phố khác nhiều người lại muốn hẹn nhau để biểu tình phản đối các biện pháp Corona. Tại các cuộc gặp gỡ trước thì những người này là tập hợp bát nháo gồm những người theo thuyết âm mưu, những người chống tiêm chủng và những người cánh hữu dân tuý, họ bất chấp quy định về dãn cách, không đeo khẩu trang.
- Mặt khác một số cuộc điều tra thăm dò dư luận cho thấy đa số vững chắc tán thành các biện pháp chống dịch corona của nhà nước cho tới thời điểm này: thí dụ trong "ZDF Poltibarometer" tổ chức gần đây nhất 66% cho rằng các biện pháp Corona của bang và Liên bang là đúng đắn. Wissenschaftsbarometer trước đó cũng đánh giá cao vai trò của các nhà nghiên cứu trong cuộc khủng hoảng này.
Vậy giới khoa học nói gì về chính sách chống khủng hoảng của nhà nước? Cùng với các đồng nghiệp tại Viện ở Göttingen, nhà vật lý Viola Priesemann đã trình bầy các số liệu trên tạp chí khoa học "Science" cho thấy các quy định của Đức về Corona đã mang lại kết quả như thế nào.
Các nhà khoa học đã dựa trên mô phỏng máy tính về sự phát triển của quá trình lây nhiễm. "Chúng tôi có thể chứng minh cả ba gói biện pháp đều đã hạn chế sự lây lan. Tuy nhiên chính nhờ hạn chế tiếp xúc thì các ca lây nhiễm mới giảm mạnh."
Covid-19 không chỉ ảnh hưởng tới con người về kinh tế, mà cả tâm lý, mỗi ngày lại có thêm người tự hỏi: Làm gì cho hết ngày hôm nay, chiều nay, đêm nay – tất cả thời gian này đều không có gì chắc chắn? Tình hình này đè nặng lên tất cả chúng tôi. Nhưng có những yếu tố làm tăng thêm nỗi lo lắng, sợ hãi, thậm chí hoang mang tột độ. Các bạn cần phải biết, trong cuộc chiến này các bạn không đơn độc.
Quy định nghiêm về hạn chế tiếp xúc tạo đột phá
Các nhà nghiên cứu cho thấy kết quả hạn chế tiếp xúc thể hiện rõ ở số ca lây nhiễm sau hai tuần công bố quy định này. Sự trì hoãn là do cái gọi là thời gian ủ bệnh, tức là thời gian cho đến khi bệnh có thể nhận biết được, đó là thời gian để làm xét nghiệm Covid-19 và thu được kết quả và kết quả này được chuyển tới Viện Robert Koch-Institut (RKI).
Người dân mang khẩu trang tại một chợ ở Dresden, Đức. Ảnh: REUTERS
Cụ thể các nhà nghiên cứu đánh giá sự thành công của các biện pháp như sau :
- Việc không cho phép tổ chức các sự kiện lớn làm giảm tỷ lệ lây lan virus từ 30% xuống còn khoảng 12%. Tỷ lệ tăng trưởng không % tương đương với số tái sản xuất (Reproduktion) là 1.
- Việc đóng cửa các trường học, đại học và phần lớn các cửa hàng làm giảm con số này xuống thêm 2%. Nếu chỉ như vậy thì chưa chặn đứng được dịch bệnh.
- Chỉ khi thực hiện nghiêm quy định hạn chế tiếp xúc thì tỷ lệ tăng trưởng đạt 3%. Hiệu ứng này tương đối nhỏ, nhưng cũng có thể vì lúc này người dân đã nhạy cảm hơn trước.
"Kết quả này cho thấy, việc thực hiện triệt để giãn cách xã hội là cần thiết, làm phẳng nhanh làn sóng ", bà Priesemann nói. Việc đóng cửa các cơ sở giáo dục và đào tạo và nhiều cửa hàng làm cho số tái sản xuất xuống gần bằng 1, nghĩa là chưa hoàn toàn là 1. Sẽ không có một con đường ít quyết liệt hơn đối với Đức để vượt qua cuộc khủng hoảng corona này.
Thời điểm là quyết định
Bà Priesemann không thấy có mâu thuẫn trong cách tính toán của RKI, theo đó số tái sản xuất ngay từ ngày 21.3, tức một ngày trước khi có quyết định về hạn chế tiếp xúc, đã ở dưới 1. "Kết quả của chúng tôi ở trong phạm vi không an toàn tương ứng với kết quả của RKI." Cũng có trường hợp có những người thực hiện hành động của mình đi trước khi có quyết định của nhà nước – như bản thân bà Priesemann đã kể khi bắt đầu diễn ra khủng hoảng.
Nhưng khi nhà nước can thiệp thì thời điểm cũng quan trọng – và điều này cũng đã diễn ra phù hợp ở Đức, khác với tình hình ở Hoa kỳ. Trong công việc của mình các nhà nghiên cứu còn cho thấy nếu thi hành các biện pháp chỉ cần chậm lại năm ngày thì diễn biến của dịch sẽ xấu hơn nhiều : theo mô phỏng thì số ca nhiễm mới trong một ngày sẽ vọt lên trên 30.000 ca.
Lúc này nước Đức đã nới lỏng phần lớn các quy chế về Corona. Priesemann thuộc nhóm tác giả nhân danh bốn tổ chức khoa học lớn của Đức là Fraunhofer-Gesellschaft, Helmholtz-Gemeinschaft, Leibniz-Gemeinschaft và Max-Planck-Gesellschaft –, đề nghị nên nới lỏng một cách từ tốn hơn. Mục tiêu là giảm tối đa các ca nhiễm mới để các cơ quan y tế có trách nhiệm có thể thực sự nắm được chuỗi lây nhiễm.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch từ người dân để xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại Gross-Gerau, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Liệu nhà nghiên cứu Priesemann có cho rằng việc nới lỏng diễn ra quá sớm? Nhà nghiên cứu cho hay, các modell của họ không cho thấy điều đó. Vì vậy nhóm nghiên cứu đề ra ba kịch bản:
- Kịch bản thứ nhất, do nới lỏng các hạn chế từ ngày 11.5 nên tỷ lệ lây nhiễm tăng gấp đôi. Trong trường hợp này phải tính đến sẽ có một làn sóng thứ hai.
- Trong kịch bản tiếp theo, số ca lây nhiễm mới hàng ngày ổn định, trường hợp này vẫn có thể xảy ra làn sóng thứ hai.
- Kịch bản thứ ba, là kịch bản mong muốn nhất, đó là số ca lây nhiễm mới hàng ngày giảm bền vững.
"Hai tuần nữa chúng ta sẽ chứng kiến việc nới lỏng cuối cùng vừa rồi có hệ quả như thế nào", Priesemann nói. Trong một cuộc thăm dò ý kiến mới nhất, Cosmo-Befragung do các nhà nghiên cứu tiến hành dưới sự chủ trì của nhà tâm lý học Cornelia Betsch thuộc đại học Erfurt thì bẩy trong mười người được hỏi đều cho rằng, phải tính đến làn sóng thứ hai
Vậy bản thân nhà nghiên cứu Prisemann nghĩ sao? Priesemann nói, cho đến lúc này bà chỉ cho phép có một nới lỏng duy nhất: "Trong việc chăm sóc bọn trẻ chúng tôi thực hiện chung với một gia đình nữa. Chúng tôi đã lập ra một nhóm cố định. Ngoài ra tôi luôn rất, rất thận trọng."
Theo spiegel.de