Zoonosen là những bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người - cho đến nay nguy cơ này còn bị xem thường. Nếu chúng ta không xem xét lại chính sách Y tế toàn cầu, thì có thể xuất hiện nhiều đại dịch như cuộc khủng hoảng Corona hiện nay.
Tiêm phòng sốt vàng da (ở Angola) DPA/ EPA
Có khoảng 40 loại virus có khả năng gây đại dịch như SARS-CoV-2
Ngay từ năm 2018 các nhà dịch tễ học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về một bệnh lạ "Bệnh X", do virus ký sinh ở động vật sẽ xuất hiện ở đâu đó trên hành tinh này, dịch bệnh này là sự kết nối phát triển kinh tế của con người với động vật hoang dã.
Các chuyên gia mô tả loại virus này lây lan nhanh, làm ảnh hưởng đến du lịch và chuỗi cung ứng toàn cầu và cho đến nay chưa có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp. Loại virus này gây tỷ lệ tử vong cao hơn so với virus cúm và có thể khuynh đảo thị trường tài chính.
Bất chấp đã có cảnh báo thế giới vẫn bị bất ngờ về Covid-19.
Virus đã chọn con người làm ký chủ mới. Điều này không có gì là bất bình thường. Trên một nửa trong số các loại vật gây bệnh đã biết và đang gây bệnh cho con người là do cái gọi là Zoonose-vật gây bệnh, chúng có thể truyền bệnh hai chiều giữa con vật và con người.
Ngay cả nguồn gốc bệnh cúm Tây Ban Nha xảy ra trong năm 1918, trái với tên của nó, theo dự đoán, xuất phát từ một chuồng nuôi lợn ở Mỹ.
Giới chuyên môn tiên đoán những đại dịch như hiện nay trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều hơn và tần suất nhiều hơn. Các xu hướng chủ đạo của thời đại chúng ta là: toàn cầu hoá, đô thị hoá, suy giảm đa dạng sinh học, tăng trưởng dân số và biến đổi khí hậu.
Các xu hướng trên đều ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các loại bệnh truyền nhiễm. Con người thường khai phá những vùng đất hoang vắng, chưa có dấu ấn của bàn tay con người.
Môi trường sống đang bị thu hẹp do hạn hán, lụt lội hoặc vì nạn phá rừng lấy đất làm nông nghiệp và xây các hồ chứa nước. Cạnh đó giao thông hàng không đối với ngành du lịch và giao dịch thương mại toàn cầu chúng ta đang làm cho trái đất ngày càng bé lại.
Chúng ta hoạt động trong một ngôi làng toàn cầu: điều này làm cho con đường lây lan các loại virus nguy hiểm dường như ngắn lại. Các nhà virus học cho hay hiện có khoảng 40 loại virus sinh sống cùng các loại động vật có khả găng gây đại dịch như Sars-CoV-2.
4 trụ cột để giảm thiểu khả năng tái xuất đại dịch như Covid-19
Gerd Müller sinh năm 1955 ở Schwaben. Từ năm 2013 là Bộ trưởng Hợp tác Phát triển của Liên bang Đức.
Cùng với Viện nghiên cứu động vật quốc tế ILRI chúng tôi vừa mới khai trương Trung tâm - "One Health" đầu tiên ở Nairobi. Phương pháp của "One Health" là tạo dựng một tình trạng sức khoẻ tốt nhất đối với con người, động vật và đối với môi trường sống của chúng ta, để đạt được điều này phải có sự chung lưng đấu cật giữa các chuyên gia về thú y, nông nghiệp và y học phục vụ con người.
Tại Cộng đồng các quốc gia Đông Phi các lĩnh vực nói trên đã có sự hợp tác với nhau và các lĩnh vực này đã bắt đầu cùng phối hợp với Trung tâm của chúng tôi và mang lại nhiều lợi ích cho nhau. Tuy nhiên để "One Health" không chỉ là một khái niệm chính trị, chúng ta cũng phải vượt ra khỏi tư duy về chính trị và học thuật trên toàn cầu.
Cần có một phương án sức khoẻ tích hợp dựa trên bốn trụ cột, để giảm thiểu khả năng tái xuất hiện những đại dịch như Covid-19 trong tương lai.
Việc đầu tiên là mở rộng ngành y tế công cộng, có cán bộ chuyên môn về y tế, trong các trường học dạy kiến thức cơ bản về sức khoẻ, mọi người được tiếp cận với tiêm chủng, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh – ngoại trú cũng như nội trú – tất cả những yếu tố nói trên cần rộng mở với đông đảo dân chúng.
Bệnh tật luôn là nỗi đau mang tính cá nhân nhưng ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế lại không hề nhỏ: Ở Kenia mỗi hộ gia đình phải chi bình quân 500 đôla Mỹ để điều trị bệnh sốt riftal trong năm 2006.
Khoản chi này tương đương một phần ba tổng sản phẩm quốc nội của nước này. Hậu quả của bệnh dịch Ebola đối với các quốc gia Tây Phi trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2016 còn kinh khủng hơn nhiều. Riêng ở Liberia tăng trưởng kinh tế từ 8,7% xuống chỉ còn 0,7 %. Tại Guinea hầu như không còn tăng trưởng. Tổn thất về kinh tế và xã hội do đại dịch Ebola gây nên ước tính lên đến 53 tỷ đôla.
Trụ cột thứ hai là mở rộng ngành thú y công cộng. Trên một nửa dân số thế giới sinh sống ở nông thôn; trên 80% các hộ nông dân ở các nước đối tác về hợp tác phát triển đều chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thường con người và con vật sống chen chúc dưới một mái nhà; Chăn nuôi cũng như sản xuất sữa, thịt thường diễn ra trong điều kiện thiếu vệ sinh – đây là những điều kiện lây lan lý tưởng đối với mầm bệnh- Zoonose.
Vệ sinh dịch, tiêm chủng và sử dụng có mức độ thuốc kháng sinh là cần thiết để duy trì một đàn gia súc khoẻ mạnh. Chúng ta phải thực hiện kiểm soát khâu kiểm tra, giám sát về vệ sinh từ khâu giết mổ cho đến chế biến thực phẩm, tóm lại kiểm soát chặt chẽ toàn bộ chuỗi sản xuất. Trong khuôn khổ hợp tác với ILRI chúng tôi đã có những bước đi đầu tiên tại Nairobi.
Thứ ba là phải cải thiện bền vững điều kiện ăn uống của người dân, thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống suy dinh dưỡng và ăn uống thiếu chất, bảo đảm cung cấp thực phẩm có chất lượng và giầu protein, đặc biệt cho phụ nữ có mang và trẻ em, qua đó tăng sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm.
Việc cấm các chợ buôn bán động vật hoang dã là quan trọng. Các nhà nghiên cứu coi các "Wet Markets" ở Châu Phi và Đông nam châu Á là hang ổ cho các virus- Zoonosen.Tại đây động vật bị nhốt và giết thịt trong những điều kiện rất mất vệ sinh đây cũng là nơi người ta mổ thịt những loài thú săn bắt được trong rừng và bầy bán công khai.
Việc tiếp xúc trực tiếp tại các chợ, việc tiêu thụ động vật hoang dã làm thức ăn là nguy cơ rất lớn đối với việc lây lan các loại virus gây bệnh mới, tại đây cũng có thể hình thành các đột biến. Dịch SARS- 2002, Ebola, và giờ đây là Covid-19 có thể đã phát sinh từ các loại chợ này.
Cuối cùng là phải tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với nước sạch và nước thải phải được xử lý đúng cách. Cả hai yếu tố này có ý nghĩa quyết định đối với dinh dưỡng lành mạnh và vệ sinh. Từ nhiều năm nay các chính quyền địa phương ở Đức kết hợp với các doanh nghiệp tầm trung bình xây dựng chu trình kinh tế nước sạch và nước thải ở các nước đang phát triển.
Cần thận trọng trong việc xử lý nước thải trong chăn nuôi, ở đây có các sản phẩm của ngành công nghiệp dược phẩm đặc biệt là chất thải có chứa kháng sinh. Nguồn nước thải khổng lồ và không được kiểm soát này là những lò phản ứng sinh học và là hiểm hoạ lớn đối với sức khoẻ con người thông qua các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn có tính kháng thuốc cao.
Cấu trúc y tế này cần được quản lý và có sự phối hợp với nhau trên toàn thế giới – các tác nhân đa phương phải hợp tác chặt chẽ với nhau: Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Thú y thế giới, Tổ chức Lương thực thế giới, Quỹ Dân số thế giới của LHQ và các Quỹ hoạt động rộng khắp thế giới phòng chống Aids, sốt rét và lao (GFATM) với Liên minh vacxin toàn cầu GAVI.
Do chúng ta phải tính đến sự xuất hiện của các đại dịch tiếp theo, vì vậy nên mở rộng WHO thành Trung tâm đại dịch thế giới: có sự giám sát về sự bùng nổ và diễn biến của dịch bệnh theo địa chỉ cụ thể, có một hệ thống báo cáo toàn cầu và với các Liên minh nghiên cứu quốc tế với Trung quốc và châu Phi, các cơ quan, tổ chức này trao đổi với nhau về những hiểu biết của mình trên mạng, tương tự như nghiên cứu về khí hậu và sóng thần.
Do chúng ta đằng nào cũng phải cấu trúc lại hệ thống tài chính toàn cầu, nên nguồn thu từ thuế giao dịch tài chính hay thuế kỹ thuật số có thể sử dụng tốt cho công việc này.
Một điều có ý nghĩa quyết định với nước Đức là hai Bộ Phát triển và Y tế phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Chúng tôi đã chuẩn bị cho trọng tâm công tác mới là "One Health".
Theo Taz.de