Tác dụng của cơm trắng với sức khoẻ
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, bữa ăn rất cần carbohydrat (cơm), vì hệ thần kinh trung ương của con người bắt buộc phải sử dụng glucoxit để duy trì hoạt động.
Ngoài cung cấp cho hoạt động của cơ thể và bộ não, cơm còn giúp kiểm soát huyết áp. Do vậy, những bệnh nhân bị cao huyết áp được khuyến cáo không nên bỏ bữa.
Trong cơm cũng rất giàu các loại vitamin D, niacin, canxi, chất xơ, riboflavin, sắt và thiamine. Tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể này sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cân bằng các hoạt động chung của cơ thể.
Trong cơm cũng rất giàu các loại vitamin D, niacin, canxi, chất xơ, riboflavin, sắt và thiamine. Tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể này sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cân bằng các hoạt động chung của cơ thể
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng nhấn mạnh, vai trò của cơm trong khẩu phần ăn rất quan trọng. Trong bữa ăn lành mạnh chúng ta phải cung cấp tối thiểu 50gr bột đường để nuôi dưỡng cơ thể.
Có nên ăn cơm trong cả 2 bữa mỗi ngày?
Báo VietNamNet dẫn lời tiến sĩ Manjari Chandra, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng (Bệnh viện Max Gurugram - Ấn Độ), nhận định: "Nhiều nước coi gạo là ngũ cốc chính vì chứa carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết mọi người đều ổn khi ăn cơm hơn 1 lần mỗi ngày miễn là lượng tiêu thụ vừa phải. Nhưng bạn cũng nên nghĩ đến loại gạo, lượng gạo và mức độ cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn”.
Với những người mắc tiểu đường, tiến sĩ Shibal Bhartiya (Bệnh viện Marengo Asia Gurugram, Ấn Độ) cho rằng họ có thể ăn cơm nhưng cần phải chú ý tới lượng cơm, thực phẩm ăn cùng. Nếu bạn bổ sung nhiều rau, protein nạc và chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống, việc ăn cơm 2 lần/ngày là phù hợp.
Thêm vào đó, gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng.
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Có nên ăn cơm trong cả 2 bữa mỗi ngày?". Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.