Thống kê từ các nhà khoa học cho thấy, có đến ⅕ dân số toàn cầu thường xuyên gặp phải các hiện tượng liên quan đến đường ruột như trào ngược, đầy bụng hay táo bón.
Nhà dược sĩ học John Kisiel chuyên khoa tiêu hóa tại phòng mạch Mayo cho biết, những vấn đề đường ruột xảy ra khá phổ biến và không có gì phải ngại ngùng khi đề cập đến chúng.
Dưới đây là một trong số những vấn đề đó và cách xử trí chúng:
Trào ngược axit
Cảm giác nóng rát và khó chịu tại vùng ruột phía trên dạ dày gần với ngực chính là biểu hiện của trào ngược axit.
Theo một nghiên cứu xuất bản trên tuần báo Gastroenterology, có khoảng 20% số lượng dân số Mỹ gặp phải tình trạng này hàng tuần.
Số liệu từ Tổ chức chăm sóc sức khỏe Quốc gia cũng cho thấy có đến 60% số người trưởng thành từng gặp những triệu chứng này ít nhất một lần trong đời. Nằm ngay sau khi ăn cũng khiến những hiện tượng này trở nên thêm tồi tệ.
Thông thường, bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc chống trào ngược nhưng khi chúng đi kèm với một vài hiện tượng như nuốt khó, sụt cân hay da xanh xao, bạn nên gặp bác sĩ y khoa để được tư vấn kĩ lưỡng.
Khó tiêu
Nếu trải nghiệm các dấu hiệu đau bụng, đầy bụng và nôn mửa sau khi ăn thì bạn đang gặp phải chứng khó tiêu.
Alex Sendra, nhà nghiên cứu tại Học viện Hoàng Gia Anh cho biết, giống như trào ngược axít, tình trạng này có thể được điều trị bằng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa thông thường.
Một nghiên cứu khác xuất bản trên nhật báo y khoa Postgraduate của Mỹ phát hiện số người mắc hội chứng này ở Mỹ nằm trong khoảng 20-40%.
Rối loạn đường ruột
Với nguyên nhân từ tiêu chảy, táo bón hoặc sự kết hợp cả hai, hội chứng này cũng đem lại nhiều khó chịu cho người mắc phải.
Tình trạng này không thể xác định ngay khi khám mà phải theo dõi trong vòng 6 tháng trước khi kết luận.
Tiến sĩ Kisiel cho hay, rối loạn ruột chỉ tình trạng những cơn đau mãn tính và thất thường về tần suất cũng như mức độ ở khu vực ruột.
Khi bạn có những dấu hiệu bất thường như đi ngoài về đêm, đi ngoài ra máu, sốt, thiếu máu hay sụt cân, bạn có thể đang đối mặt với chứng rối loạn đường ruột.
Theo số liệu của tổ chức Gastrointestinal Disorders của Mỹ, có đến 25-45% dân số nước này đang gặp phải tình trạng khó chịu như trên.
Điều không may là cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cho chứng rối loạn này.
Thông thường, nữ giới gặp nhiều hơn nam bởi khoang ruột phải chia sẻ diện tích với buồng trứng và không được nâng đỡ hoàn toàn bởi nhóm cơ chậu.
Nếu bạn bị chẩn đoán rối loạn đường ruột, các chuyên gia y khoa sẽ kê đơn một vài loại thuốc giúp hạn chế tình trạng và trong một số trường hợp sẽ yêu cầu bạn làm các thủ tục khám sàng lọc ung thư khi gia đình bạn có tiền sử mắc chứng bệnh này.
Táo bón
Tình trạng này thể hiện việc chất thải gặp khó khăn trong khi di chuyển ra ngoài đường ruột. Đối với phụ nữ, táo bón có thể là dấu hiệu suy giảm chức năng cơ sàn chậu và cơ ruột thẳng.
Với nhóm này, các liệu pháp điều trị vật lý sẽ mang lại kết quả hữu hiệu.
Cũng theo nghiên cứu trên tuần báo Gastroenterology, khoảng 15% người trưởng thành tại Mỹ thường xuyên gặp vấn đề này.
Nếu mới đối mặt với những dấu hiệu táo bón lần đầu, đừng ngại ngần tìm kiếm tư vấn từ các chuyên gia y khoa. Đôi lúc, những khối u là nguyên nhân ngăn cản quá trình tiêu hóa của bạn.
Đau thành bụng
Nếu cơn đau của bạn chỉ tập trung ở một vài điểm chứ không lan tỏa toàn bộ khoang bụng, bạn có thể đang gặp phải hiện tượng đau thành bụng.
Theo nghiên cứu của Trung tâm y khoa Gastroenterology Hepatology, hiện tượng này thường gặp ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới.
Trung tâm nghiên cứu rối loạn chức năng tiêu hóa UNC đã chỉ ra các dây thần kinh vùng ruột bị chèn ép là nguyên nhân cho hiện tượng này.
Mặc dù những cơn đau khá nghiêm trọng nhưng các nhà khoa học cho biết, chúng không quá nguy hiểm.
Thông thường, các triệu chứng này không trầm trọng lên theo thời gian và có thể giải quyết bằng thuốc tiêm với tần suất vài tháng một lần.
Nếu bạn thấy những cơn đau tại một số vị trí cụ thể tại khoang ruột và vận động, di chuyển khiến mọi chuyện thêm tồi tệ thì khả năng cao bạn đã mắc hội chứng này. Hãy ghé thăm trung tâm y tế để tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia y khoa sớm nhất.
(Nguồn: Womenshealthmag)