Có hay không chẩn đoán giả trong sàng lọc ung thư vú?

Tiểu Nhã |

Giáo sư Indraneel Mittra cho biết, ở Hoa Kỳ, 45% phụ nữ bị ung thư vú không xâm lấn nhưng vẫn phải trải qua phẫu thuật đoạn nhũ chỉ vì bác sĩ quá tin vào kết quả chụp nhũ ảnh.

Dương tính giả gây gánh nặng cho bệnh nhân

Giáo sư Indraneel Mittra (Ấn Độ) cha đẻ của Đơn vị điều trị ung thư vú và những thử nghiệm ngẫu nhiên trong sàng lọc ung thư vú và cổ tử cung cho biết việc sàng lọc ung thư vú là mảng chăm sóc y tế toàn dân. Đây là công tác y tế toàn dân được thực hiện trong cộng đồng, thực hiện cho những người khoẻ mạnh, họ được mời đến để tầm soát.

Hầu như các nước như Việt Nam và Ấn Độ chương trình tầm soát chủ yếu là bệnh nhân tự khám vúchụp nhũ ảnh.

Với biện pháp tự khám vú, những người tham gia sẽ tự khám 1 lần trong 1 tháng và báo cáo lại kết quả sau 6 tháng, 1 năm. Tuy nhiên, giải pháp này không có nhiều hiệu quả do người tham gia thường hay quên.

Kết quả khảo sát cho thấy 65% số người không tự khám, chỉ có khoảng 22 % thực hiện tự khám vú theo yêu cầu. Có chương trình nghiên cứu ở Trung Quốc và Nga cho thấy biện pháp để bệnh nhân tự khám vú không giảm được số người tử vong.

Chính vì thế, hầu hết những người muốn tầm soát ung thư vú đều trông đợi ở chụp nhũ ảnh. Đây được xem là biện pháp tầm soát ung thư vú tối ưu được thực hiện ở các nước Anh, Mỹ, Thụy Điển. Tuy nhiên giáo sư Indraneel Mittra cho biết hiệu quả của nó với người dưới 50 tuổi không nhiều vì so sánh tỷ lệ tử vong vẫn cao với thời kỳ không chụp nhũ ảnh.

Mặt khác khi chụp nhũ ảnh, một tổn thương nhỏ ở vùng ngực được phát hiện thì chúng ta đều thực hiện xạ trị. Việc này nhiều khi là không cần thiết.

Ở Hoa Kỳ 45% phụ nữ bị ung thư vú không xâm lấn bị cắt đoạn vú. Điều này có nghĩa là 45% người bị ung thư không nguy hiểm nhưng vẫn phải trải qua phẫu thuật đoạn nhũ. Những trường hợp này, theo giáo sư GS Indraneel Mittra, bệnh tiến triển chậm, không gây tử vong, việc phẫu thuật là không cần thiết nhưng bác sĩ vẫn tiến hành phẫu thuật vì cứ nghĩ làm thế mới tốt cho bệnh nhân của mình.

GS Indraneel Mittra cho rằng dương tính giả gây gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân. 50% phụ nữ bị dương tính giả trải qua 3 tháng "kinh khủng" trước khi bác sĩ nói cho họ biết trường hợp của họ là dương tính giả. Trong 3 tháng ấy, gánh nặng tâm lý của họ rất lớn, thậm chí khi được thông báo là dương tính giả rồi họ vẫn còn phải lo lắng không biết bác sĩ có tiếp tục nhầm lẫn không.

Đồng thời, không chỉ về mặt tâm lý, tình trạng này còn bắt bệnh nhân phải chi ra những chi phí khổng lồ một cách "oan uổng".

Ở Việt Nam thì sao?

Theo GS Nguyễn Bá Đức – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, có nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư. Riêng với ung thư vú, người ta hay sử dụng bộ ba chẩn đoán là chụp nhũ ảnh (hay còn gọi X-quang), chụp MRI, chụp cộng hưởng từ.

Sau khi trải qua các phương pháp chẩn đoán đó, bác sĩ sẽ khám lâm sàng. Nếu thấy khối u và nghi ngờ u ác tính sẽ đến bước thứ ba làm giải phẫu bệnh tế bào. Mỗi biện pháp chẩn đoán bệnh đều có giá trị nhất định.

Với biện pháp chụp nhũ ảnh, GS Nguyễn Bá Đức cho rằng biện pháp này chỉ có giá trị báo cáo dương tính gợi ý ở tỷ lệ nhất định.

GS Đức cho biết, có những nghiên cứu trên 10.000 bệnh nhân qua chụp nhũ ảnh, con số nghi ngờ ung thư là 1500. Đây là con số rất cao nhưng thực ra sau khi sinh thiết tế bào chỉ có 137 bệnh nhân ung thư, còn 1363 trường hợp dương tính giả.

Như vậy, giá trị của chụp nhũ ảnh chỉ dừng lại ở chỗ làm chúng ta quan tâm đến và tìm các phương pháp khác để xác định nó là ung thư thật hay ung thư giả mà thôi.

Đến nay các bác sĩ vẫn coi giải phẫu bệnh là chẩn đoán cuối cùng. Giải phẫu bệnh học lấy cấu trúc khối u đi đọc tế bào học dưới kính hiển vi. Hoặc nếu cần thiết thì sẽ tiến hành các phương pháp sâu hơn nữa ví dụ như nhuộm hoá mô miễn dịch, chẩn đoán gen xác định chi tiết ung thư thuộc nhóm nào xem nhạy với loại thuốc nào, không nhạy với loại thuốc nào.

Cho đến nay giải phẫu bệnh vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư. Khi giải phẫu bệnh nói ung thư thì bác sĩ mới chấp nhận nó là ung thư còn mọi phương pháp như khám lâm sàng, chụp nhũ ảnh chỉ là gợi ý cho bác sĩ.

Còn tất cả các ung thư đến nay muốn chẩn đoán ung thư phải có giải phẫu bệnh các thầy thuốc mới tiến hành chẩn đoán ung thư và đưa ra phương hướng điều trị cho bệnh nhân.

Một số trường hợp không có giải phẫu bệnh mà vẫn phải chấp nhận ung thư đó là một số trường hợp trong ung thư gan lấy được tổ chức giải phẫu trong gan ra làm xét nghiệm thì rất nặng nề nhất là khi người bệnh đã ở giai đoạn nặng. Nếu thầy thuốc cố lấy tế bào để thoả mãn chẩn đoán chính xác ung thư 100 % đôi khi không cho phép.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, bác sĩ đã có yếu tố khác hỗ trợ để xác định bệnh như chụp cắt lớp gan, xét nghiệm các chất chỉ điểm ung thư gan lên cao quá ngưỡng bình thường, xác định qua tiền sử các bệnh viêm gan B, C thay cho giải phẫu bệnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại