Gần đây, cô gái 19 tuổi tên là Vương Hiểu (người Trung Quốc) trong một lần kiểm tra thể chất tại trường học theo lịch khám sức khỏe định kỳ với kết quả khiến ai cũng giật mình.
Cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú khiến mọi người vô cùng hoang mang vì tuổi trẻ như vậy bị ung thư quả thật khó có thể chấp nhận nổi.
Sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng, bác sĩ cho cô biết rằng, thật may mắn là cô mới chỉ bị ung thư ở giai đoạn đầu, xuất hiện biểu mô tại chỗ, chưa di căn, nếu điều trị kịp thời thì có thể tránh được những rủi ro lớn hơn.
Các bác sĩ cho biết, Vương Hiểu có thể phẫu thuật để bảo tồn vú mặc dù phải chờ đợi kết quả bệnh lý, nếu nó là ung thư vú xâm lấn, cô sẽ phải chấp nhận điều trị thuốc lâu dài và hóa trị, và có thể phải đối mặt với vấn đề về sinh sản.
Điều mà mọi người băn khoăn, rằng tại sao một cô gái trẻ như vậy, khỏe mạnh nhanh nhẹn, mà lại có thể mắc bệnh ung thư?
Theo bác sĩ trực tiếp điều trị cho Vương Hiểu, một sự thật không phải ai cũng có thể tin được, đó là lối sống thiếu điều độ và khoa học của lớp trẻ, đặc biệt ở đây là việc thức khuya dùng điện thoại.
Theo mô tả mẹ Vương Hiểu, con gái bà có thói quen thường xuyên thức khuya và sử dụng điện thoại trên giường ngủ, đa phần cô toàn thức khuya dậy muộn, thậm chí còn thức thâu đêm.
Vương Hiểu bị mẹ cho rằng có thể cô bị nghiện điện thoại, kể cả khi nằm viện điều trị phẫu thuật ung thư, cô vẫn hỏi bác sĩ, liệu có thể sử dụng điện thoại để bớt buồn chán hay không.
Vậy, liệu có thể xem việc dùng điện thoại thâu đêm như vậy có phải là nguyên nhân khiến Vương Hiểu bị ung thư hay không?
Theo các bác sĩ phân tích, đầu tiên, việc thức khuya sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể, dẫn đến rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư vú.
Thứ hai, thức khuya cũng dẫn giảm chức năng miễn dịch. Ngay cả sau khi đã thức khuya, nếu đi ngủ cũng không thể đạt được chất lượng giấc ngủ tốt như khi bạn đi ngủ sớm.
Khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone gọi là melatonin, các hormone được sản xuất vào ban đêm này luôn lớn hơn mức chúng được sản xuất vào ban ngày.
Hormone này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của con người, nếu melatonin quá thấp, không đủ liều lượng, chức năng miễn dịch sẽ bị giảm. Từ đó, khi chức năng miễn dịch càng giảm bao nhiêu thì càng tăng nguy cơ ung thư vú lên đến 40-50%.
Cuối cùng, việc thức đêm chơi điện thoại di động sẽ can thiệp "thô bạo" vào chất lượng giấc ngủ. Thức đêm vốn đã không tốt, lại cộng thêm cả việc chơi điện thoại di động thậm chí còn tồi tệ hơn.
Bộ não con người khi tiếp xúc với ánh sáng phát ra từ điện thoại di động sẽ bị gây nhầm lẫn cảm giác của đêm thành ngày, vì vậy có thể dễ dàng dẫn đến mất ngủ.
Ngoài ra, bức xạ điện thoại di động hay từ các sản phẩm điện tử có thể cũng là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là trong khi sạc pin, bức xạ điện thoại di động sẽ mạnh hơn rất nhiều.
Thiết bị di động với những tính năng và tiện ích ngày càng đa dạng, thu hút giới trẻ dành hết thời gian cho việc "dán mắt" vào màn hình, cả ngày lẫn đêm không ngừng nghỉ.
Đây chính là nguyên nhân, và là điều đáng báo động nhất đến tất cả mọi người. Không biết, việc Vương Hiểu mắc bệnh ung thư khi mới 19 tuổi, đe dọa tương lai sinh sản và tính mạng như vậy có khiến bạn rút kinh nghiệm cho mình hay không.
*Theo Health/TT