Chỉ nghĩ thiếu máu không ngờ ung thư
Chỉ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, buồn nôn khi đi khám chị Phan Thị Ng (47 tuổi) không ngờ phát hiện ra bệnh ung thư vú gia đoạn I, chị Ng đã rất "sốc" vì chị vẫn đang rất khỏe mạnh.
Sau khi, được các bác sĩ tại Bệnh viện K giải thích chị Ng đã rất lạc quan. Chị Ng chia sẻ, là phụ nữ dù trong mọi hoàn cảnh đầu tiên là phải yêu bản thân. Nên trước khi phẫu thuật chị vẫn đi làm đẹp, trang điểm để mình tự tin hơn, mạnh mẽ hơn.
Trước khi, phẫu thuật chị Ng có tư vấn bác sĩ mong muốn được túi thẩm mỹ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ, gia đình và nhiều người thân của chị Ng khuyên không nên thực hiện vì nguy cơ tái phát bệnh là rất cao.
Sau được bác sĩ giải thích về nguy cơ tái phát bệnh sau đặt túi bệnh nhân Ng đã quyết định không đặt túi. Bệnh nhân đã đặt chọn niềm tin vào bác sĩ giúp tạo hình thẩm mỹ lại ngực .
TS. BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú cho biết, kết quả khám bệnh nhân Ng có tổn thường đơn ổ vú phải, chưa di căn. Ekíp đã tiến hành phẫu thuật lấy toàn bộ khối u kích thước 1,8cm và treo sa trễ ngực phải, tạo hình tuyến vú cho bệnh nhân.
Do khối u nằm ở vị trí ¼ dưới trong, đây được đánh giá là vị trí rất khó để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng với kinh nghiệm lâu năm cùng với các kỹ thuật tiên tiến, bác sĩ đã lựa chọn phương pháp tạo hình J.
Cân nhắc nâng ngực khi nào
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về mối liên quan giữa nâng ngực và ung thư. Trong số 457 phụ nữ Mỹ được ghi nhận ung thư hạch bạch huyết do nâng ngực có 9 người đã tử vong.
Loại ung thư có liên quan tới đặt túi ngực có tên là ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ (LAGC) cực hiếm gặp.
Theo chuyên gia bệnh nhân có bệnh lý cần tạo hình hoặc tái tạo như chấn thương, ung thư hay dị dạng bẩm sinh thay vì đặt túi ngực.
Chị em phụ nữ có nhu cầu làm đẹp để điều chỉnh về kích thước, hình dạng của tuyến vú thì cũng có thể lựa chọn nâng ngực, cần lưu ý tới vấn đề chọn túi đặt ngực. Hiện nay, có các loại túi đặt nhám, túi ngực nước biển và silicon gel.
Mỗi loại túi sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, cơ địa và hiện trạng ngực trước phẫu thuật bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn túi đặt phù hợp.
Nên đặt túi độn cân đối với cơ thể, cần tư vấn cụ thể của bác sĩ theo chiều cao, cân nặng, da vùng ngực. Chị em không nên đặt size quá lớn so với cơ thể vì điều đó sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.
Sau khi đặt túi ngực cần theo dõi khám định kỳ để đảm bảo về thẩm mỹ cũng như ung thư học.
Ths.BS ThS Nguyễn Minh Nghĩa, Giảng viên Bộ môn Phẫu thuật - Tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn cho hay "Ung thư sau khi đặt túi ngực có liên quan tới loại túi nhám kích thước lớn dễ bị nhiễm trùng vì có nhiều hang hốc li ti tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ bám hơn so với với túi trơn.
Một số giải thiết cũng được nghĩ nhiều tới là do túi nhám cọ xát với các tổ chức bên trong ngực gây ra tổn thương. Các tổn thương lâu dài có thể gây ra ung thư.
Cho tới thời điểm hiện tại các nghiên cứu vẫn nghiêng nhiều hơn về vi khuẩn hơn là các nguyên nhân khác".