Chuyên gia phương Tây: Iran và Triều Tiên đang "song kiếm hợp bích" bằng tên lửa đạn đạo?

Hoài Giang |

Iran và Triều Tiên đang có những nhảy vọt về công nghệ tên lửa và đã biến các chiến thuật phòng thủ cổ điển ở Trung Đông và Đông Bắc Á trở nên vô dụng.

Ngày 12/10, tờ EurasiaReview xuất bản bài viết "North Korea’s Missile Technology Advances A Headache For Rivals – Analysis" (tạm dịch: Công nghệ tên lửa của Triều Tiên là nguyên nhân đau đầu của đối phương) của nhà phân tích Theodore Karasik.

Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều, đặc biệt là liên quan tới cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như mối liên quan tới các sự kiện diễn ra ở Trung Đông gần đây, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Cảnh báo của Triều Tiên: Đừng để vụ tập kích cơ sở dầu mỏ Saudi tái diễn ở Đông Bắc Á?

Triều Tiên tuần trước đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Pukguksong-3 ngoài khơi bờ biển phía đông gần vịnh Wonsan.

Vị trí rơi của tên lửa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. SLBM của Triều Tiên đã bay về hướng đông khoảng 450 km ở độ cao tối đa 909 km.

Pukguksong-3 là tên lửa hai tầng được phóng thẳng đứng từ tàu ngầm, là loại tên lửa nhiên liệu rắn có tầm bắn xa nhất của Bình Nhưỡng từ trước tới nay. Năng lực quân sự mới này đã khiến các chiến thuật quân sự (của Mỹ và đồng minh) liên quan tới Bán đảo Triều Tiên phải thay đổi.

Chuyên gia phương Tây: Iran và Triều Tiên đang song kiếm hợp bích bằng tên lửa đạn đạo? - Ảnh 2.

Tầm bắn của Pukguksong-3 được cho là sẽ vươn tới 1.900 km.

Đây là cuộc thử nghiệm vũ khí thứ 11 của Bình Nhưỡng trong năm nay và lần thứ 9 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng 2/2019 tại Hà Nội.

Triều Tiên được cho là đang tận dụng sự hỗn loạn ở Trung Đông sau cuộc tập kích bị cáo buộc do Iran thực hiện vào các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi với một thông điệp rằng họ có đủ "đồ chơi" cho các chiến thuật tương tự.

Trong quá khứ, Triều Tiên đã thực hiện các cuộc "tập kích chiến thuật" như đã thấy với vụ bắn chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc năm 2010.

Có thể lập luận rằng Iran đã học được chiến thuật này từ chính kinh nghiệm của Bình Nhưỡng và cả hai liên kết chặt chẽ với nhau về mặt công nghệ quân sự.

Chuyên gia phương Tây: Iran và Triều Tiên đang song kiếm hợp bích bằng tên lửa đạn đạo? - Ảnh 3.

Khói bốc lên từ cơ sở dầu mỏ của Saudi sau cuộc tập kích hôm 14/9.

Tên lửa Triều Tiên khiến Mỹ và Nhật Bản "xích lại gần nhau"?

Vụ phóng ngày 2/10 không có nghĩa đây là SLBM đầu tiên của Triều Tiên. Cuộc thử nghiệm SLBM vào tháng 8/2016 được cho là đã ảnh hưởng một phần đến cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ năm đó.

Từ quan điểm của Bình Nhưỡng, việc thử nghiệm tên lửa diễn ra trùng với chiến dịch tranh cử ở nước Mỹ càng gần thì càng tốt.

Tiền lệ này có thể là dự báo về việc leo thang thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên trong tương lai khi quá trình đàm phán diễn ra với chính quyền của ông Trump hiện đang chậm chạp.

Triều Tiên bắt đầu thử nghiệm SLBM vào năm 2015 và đã thực hiện 4 vụ phóng từ tàu ngầm vào tháng 8/2016 với tên lửa Pukguksong hai tầng, nhiên liệu rắn bay khoảng 500 km trên quỹ đạo về hướng Nhật Bản.

Nhật Bản (đang bị mắc kẹt trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Hàn Quốc), nhìn vào Bán đảo Triều Tiên như một mối đe dọa chiến tranh có thể cùng với Mỹ (hai nước vẫn chia sẻ thông tin tình báo theo thỏa thuận quốc phòng) phát triển khả năng của Nhật Bản để chống lại tên lửa đạn đạo.

Chuyên gia phương Tây: Iran và Triều Tiên đang song kiếm hợp bích bằng tên lửa đạn đạo? - Ảnh 5.

Với việc xuất hiện SLBM, các mô phỏng về khả năng tấn công của tên lửa Triều Tiên hoàn toàn phải thay đổi.

SLBM được cho là rất khó phát hiện và thời gian phản ứng giảm đáng kể, do vậy Mỹ hiện đang hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Nhật Bản để đánh giá mối đe dọa từ SLBM Triều Tiên về công nghệ và theo thời gian.

Có thể nói Triều Tiên đang thể hiện năng lực khởi động chiến tranh hạt nhân trên biển với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. SLBM nếu được triển khai trên các tàu ngầm diesel-điện của Triều Tiên, là một mối đe dọa đáng kể đối với Tokyo.

Các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa từ tàu ngầm đã xảy ra, tuy nhiên việc triển khai trên thực tế sẽ phải mất thêm vài năm do Pukguksong-3 dài khoảng 10 mét và sẽ phải triển khai các tàu ngầm với ống phóng thẳng đứng.

Tuy nhiên, việc thử nghiệm đã chứng minh đây là một "bước nhảy" trong công nghệ của Triều Tiên. Các tên lửa từ Pukguksong-1 đến 3 đại diện cho khả năng tấn công từ đất liền và biển, nơi tên lửa sẽ khó phát hiện hơn.

Chuyên gia phương Tây: Iran và Triều Tiên đang song kiếm hợp bích bằng tên lửa đạn đạo? - Ảnh 6.

Kích cỡ của các biến thể tên lửa Pukguksong.

Không còn nghi ngờ gì về việc Bình Nhưỡng đang nói với Tokyo rằng, mặc dù có được hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore của Mỹ bảo vệ, lãnh thổ Nhật Bản sẽ luôn dễ bị tổn thương trước SLBM của Triều Tiên.

Đây có lẽ sẽ là "khúc xương khó nuốt" đối với Nhật Bản, họ sẽ phải yêu cầu sự bảo vệ bổ sung từ Hoa Kỳ.

Việc triển khai SLBM của Triều Tiên lên tàu ngầm được cho là đã làm thay đổi chiến thuật phòng thủ tên lửa của Nhật Bản và khiến việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên trở nên xa vời.

Câu hỏi chủ yếu ở đây là tại sao các quốc gia như Iran và Triều Tiên đang có những nhảy vọt về công nghệ tên lửa mà không có bất kỳ sự kiềm chế nào từ Liên Hiệp Quốc?

Tiến sĩ Theodore Karasik là cố vấn cao cấp của tổ chức Phân tích Vùng Vịnh và là thành viên cao cấp của Viện nghiên cứu Lexington ở Washington, DC.

Ông là cựu Cố vấn và Giám đốc cho một số tổ chức nghiên cứu của UAE.

Một phóng sự của Arirang News về tàu ngầm tên lửa đạn đạo Sinpo-C của Triều Tiên

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại