1 tháng tiếp nhận 3 cháu bé xuất huyết não vì thiếu vitamin K
Theo TS.BS Đặng Ánh Dương, phó trưởng khoa Hồi sức Ngoại – Bệnh viện Nhi Trung ương, 3 cháu bé trên (ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam) đều mới hơn 1 tháng tuổi, cùng nhập viện trong tình trạng hôn mê, li bì. Trẻ đã được làm các xét nghiệm chẩn đoán với kết quả là xuất huyết do giảm tỷ lệ prothrombin trong máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu vitamin K.
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi được truyền các chế phẩm máu để cầm máu, ngăn chặn chảy máu màng não và ổn định chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn… các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy máu tụ cho 3 bệnh nhi.
Bác sĩ Dương cho biết, theo nghiên cứu, 90% trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K thường xảy ra vào lúc 30-40 ngày tuổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K.
Các bé đang nằm cấp cứu tại bệnh viện
Các trẻ bị xuất huyết não dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỉ lệ tử vong là 25-40%, di chứng là 40-50%). Các di chứng hay gặp nhất gồm có: teo não, não úng thủy, não bé, động kinh, bại não hoặc dị tật về phát triển tâm thần vận động.
Do đó để phòng bệnh, trẻ cần được cung cấp vitamin K ngay sau sinh theo 2 phương pháp: tiêm (bắp) hoặc uống. Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1: 1mg, hoặc vitamin K3: 2mg. Cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần. Lần một: sau khi sinh, lần hai: 7 ngày tuổi và lần ba: 1 tháng tuổi.
"Trên thế giới ghi nhận, nếu trẻ được dùng vitamin K với chiến lược tốt thì tỉ lệ xuất huyết não chỉ là 0,25/100.000 trẻ đẻ sống", BS Dương nhấn mạnh.
Chuyên gia chỉ rõ 5 dấu hiệu thiếu vitamin K
PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, vai trò của vitamin K với quá trình đông máu được biết đến từ lâu. Tuy nhiên một số chức năng quan trọng khác của vitamin K gần đây mới được phát hiện, trong đó có vai trò khoáng hóa xương và bảo vệ hệ tim mạch, chống oxy hóa…
Lượng vitamin K mà cơ thể chúng ta nhận được hàng ngày, một phần là do vi khuẩn trong đường tiêu hóa tổng hợp, phần khác được cung cấp từ thức ăn. Do vậy, hàm lượng vitamin K trong cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào sự hoạt động bình thường hay không của hệ tiêu hóa của mỗi người.
Vitamin K2 cũng là một trong số những loại vitamin quan trọng giúp dự phòng các bệnh tim mạch. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người tăng cường bổ sung vitamin K2 qua chế độ ăn sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng thiếu vitamin K nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng thiếu vitamin K có thể bao gồm:
• Dễ bầm tím
• Xuất huyết đường tiêu hóa
• Chảy máu mũi (chảy máu cam)
• Ra máu nặng trong chu kỳ kinh nguyệt
• Có máu trong nước tiểu
Người mắc một số bệnh sau sẽ dễ có nguy cơ thiếu vitamin K hơn những đối tượng khác: bệnh celiac, viêm ruột mạn tính, xơ nang và ứ mật, bệnh còi xương, loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, bệnh về gan mật.
Với vitamin K, các chuyên gia khuyến cáo mũi tiêm vitamin K cũng là mũi tiêm đầu tiên ngay sau khi trẻ chào đời, vì ở thời điểm này cơ thể trẻ chưa tự sản sinh ra được vi khuẩn ruột hình thành vitamin K.
Hầu hết các gia đình đều chú ý bổ sung vitamin D và vitamin A cho trẻ mà quên đi việc bổ sung vitamin K cũng rất quan trọng
Mẹ có thể tìm nguồn vitamin K cho con từ các loại thực phẩm: Rau bó xôi, cải xoăn, củ cải tươi, cải bẹ xanh, súp lơ, ngò tây, rau diếp, gan bò… đều chứa hàm lượng vitamin K cao để giúp bé hấp thụ được lượng cần thiết.
Những triệu chứng nhận biết xuất huyết não