Chuyên gia bày cách ngâm quất với mật ong trị ho khi thời tiết chuyển mùa

Ngọc Anh |

Thời tiết như hiện nay khiến tình trạng trẻ bị viêm hô hấp ngày càng tăng lên, đặc biệt là các triệu chứng ho. Chuyên gia cho rằng không phải bất cứ khi nào ho cũng cần uống thuốc.


Nhận biết dấu hiệu ho

PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho biết, hiện nay thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm khiến trẻ bị gia tăng các bệnh lý tai mũi họng. Trong đó ho là triệu chứng đầu tiên, ho là chu trình, không phải bệnh.

Trong khi đó các trẻ mỗi lần đi khám với dấu hiệu ho, viêm mũi họng bác sĩ hỏi đã sử dụng thuốc gì thì 90 % các bé đã được cho sử dụng thuốc ho trước đó thậm chí cả kháng sinh, kháng viêm. Điều này chỉ là hại đứa trẻ chứ thực chất không giúp trị ho hoàn toàn.

Theo PGS Dũng nếu trẻ bị ho thông thường do cảm lạnh, cảm cúm, hít phát khí lạ trong môi trường kích thích gây nên ho thì cha mẹ không nên quá lo lắng.

Chuyên gia bày cách ngâm quất với mật ong trị ho khi thời tiết chuyển mùa - Ảnh 1.

Trẻ bị ho do thời tiết, môi trường không cần uống thuốc

Còn ho bệnh lý như do viêm đường hô hấp dưới, tiểu phế quản nặng phải vào viện. Trẻ sẽ thở nhanh hơn bình thường, thở rút lõm ngực là dấu hiệu viêm đường hô hấp dưới. Khi đó cần cho trẻ tới bệnh viện ngay.

Trường hợp trẻ ho do viêm mũi, tai, họng thì không cần lo lắng quá, trẻ ho, có sốt vẫn chạy nhảy thông thường cha mẹ cũng không nên lo lắng quá cần cho con uống thuốc ngay. Có thể cho con uống hoa hồng hấp đường phèn, quất hấp mật ong.

Cũng theo GS Phạm Xuân Sinh – nguyên trưởng bộ môn dược lý đông y, trường Đại học Dược Hà Nội cho biết quả quất trong Đông y được sử dụng rất nhiều trong trị bệnh đường hô hấp.

Theo GS Sinh quất chín, thái lát, thêm đường phèn, hoặc mật ong, hấp trên mặt nồi cơm, có tác dụng chữa ho trừ đờm tốt. Phù hợp với thời tiết hiện nay dành cho trẻ nhỏ thay vì sử dụng thuốc ho có chữa kháng sinh.

Không chỉ có quả quất, ngay cả hạt quất cũng là vị thuốc chữa ho, cách làm như quả quất, song nghiền ra, vắt lấy dịch cho uống riêng.

Quất hấp mật ong vì thuốc đường hô hấp

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn – chủ nghiệm khoa Đông Y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, theo dược học cổ truyền, quả quất vị chua ngọt, tính mát, có công dụng khai vị lý khí (kích thích tiêu hoá), chỉ khát nhuận phế (làm hết khát và có lợi cho tạng phế), chỉ khái hóa đàm (giảm ho và trừ đờm).

Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hung phúc chướng thống (ngực bụng chướng đau), bất tư ẩm thực (chán ăn), ẩu thổ ách nghịch (nôn nấc), khái thấu đàm đa (ho khạc nhiều đờm), khái suyễn (ho hen) và giải độc cua cá.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, chống loét, trừ đờm, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi rút, cải thiện chức năng tim mạch.

Mật ong trong Đông y có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung, nhuận táo, giảm đau, giải độc, thường được dùng để bổ dưỡng cho các trường hợp suy nhược cơ thể.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, trừ đờm, giảm ho, giải độc, bảo hộ tế bào gan, nhuận tràng, tăng cường công năng miễn dịch, hạ huyết áp, phòng chống vữa xơ động mạch và dưỡng da, rất có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát dục của trẻ em.

Theo thạc sĩ Toàn cả hai vị thuốc đều có tác dụng tốt đối với cơ thể nói chung và đường hô hấp nói riêng. Việc sử dụng bài thuốc này để chữa một số bệnh lý hô hấp là hoàn toàn có cơ sở khoa học và trên thực tế đây là một phương thuốc dân gian rất phổ biến thường được dùng để phòng chống các chứng bệnh có ho suyễn, khạc đờm...

Phương thuốc này rất yên tâm dùng cho trẻ nhỏ mà không sợ có phản ứng độc hại.

Với trẻ dưới 1 tuổi, cách uống phải rất hợp lý thì mới mong đạt được hiệu quả và dự phòng hữu hiệu các phản ứng nôn trớ và bị sặc khi uống thuốc.

Cách tốt nhất là dùng 1 quả quất (chừng 10g), rửa sạch, cho vào bát hoặc chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp cơm trong 15 - 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước chín rồi chia uống vài ba lần trong ngày.

Khi cho uống, cần chú ý bế trẻ lên tay, dùng thìa nhỏ, đổ thuốc từ từ vào dưới lưỡi để tránh các phản ứng không mong muốn. Để tăng thêm công hiệu của thuốc, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 1g tán vụn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại