Chơi thể thao rất tốt nhưng 3 nhóm người sau cần lưu ý để tránh hại thân

Ngọc Minh |

Chơi thể thao là cách rèn luyện sức khoẻ tăng cường cho sức khoẻ. Để tránh chấn thương khi chơi thể thao chuyên gia lưu ý cần phải khởi động kỹ…

Chơi thể thao, ảnh minh hoạ.

Chơi thể thao, ảnh minh hoạ.

Mới đây, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận một trường hợp gặp chấn thương khi chơi thể thao. Bệnh nhân là anh E.A (35 tuổi, quốc tịch Ai Cập) đã sinh sống tại Việt Nam được 3 năm đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức do bị chấn thương cách đây 2 tháng sau khi chơi thể thao.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh - Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao - đã trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân. Qua khám lâm sàng và các kết quả chụp chiếu, bác sĩ kết luận anh E.A bị đứt dây chằng chéo trước, theo dõi nghi ngờ rách sụn chêm ngoài. Đây là một chấn thương rất thường gặp trong khi chơi thể thao, tổn thương điển hình của đứt dây chằng chéo trước khớp gối.

Rất may mắn 2 sụn chêm của bệnh nhân không bị rách, sụn mặt khớp còn tốt nguyên vẹn cả xương đùi lẫn phần mâm chày, các bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước gối.

Chơi thể thao rất tốt nhưng 3 nhóm người sau cần lưu ý để tránh hại thân - Ảnh 1.

Bác sĩ Khánh đang xem phim chụp chiếu của bệnh nhân.

Ưu điểm của phương pháp nội soi tái tạo dây chằng chéo trước gối "Tất cả bên trong" (All-inside technique) là chỉ lấy 1 gân thay vì phải lấy 2 gân, đường kính gân đủ to (8mm); phần xương khoan phẫu thuật chỉ 25mm, đường mổ nhỏ giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng chỉ trong 15 phút, người bệnh sau mổ ổn định hoàn toàn, được tập phục hồi chức năng sớm để lấy lại vận động và ra viện sau 3 ngày.

Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật nội soi khớp ít xâm lấn dần thay thế phẫu thuật mở trong điều trị các chấn thương và chấn thương thể thao. Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác các thương tổn, độ chính xác lên tới 100%; xử trí nhanh trong phẫu thuật; phẫu thuật ít xâm lấn; bệnh nhân ít đau, hạn chế tổn thương phần mềm xung quanh, sau mổ người bệnh có thể vận động sớm...

PGS Khánh cho hay, bệnh nhân bị chấn thương thể thao nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20-40 tuổi. Bất cứ môn thể thao nào cũng có thể gây nên các chấn thương, ví dụ như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, tập yoga không đúng tư thế.

Nguyên nhân gây ra chấn thương có thể là do người tập không khởi động kỹ, tập luyện không phù hợp với thể trạng và sức khỏe của bản thân, tập với cường độ cao, thời gian tập luyện dài…

Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình khuyến cáo, người muốn chơi thể thao cần hiểu rõ sức khỏe, ngưỡng chịu đựng của bản thân, lựa chọn môn thể thao phù hợp.

Lưu ý: Với người chơi thể thao mắc một số bệnh như loãng xương bệnh lý, người bị viêm khớp dạng thấp, người bị gút lâu năm dễ gặp chấn thương, những người này cần có sự tư vấn của bác sĩ, lựa chọn môn thể thao phù hợp nếu không muốn bệnh nặng thêm.

Để tránh chấn thương người tập thể thao cần khởi động kỹ trước khi tập, nhất là những bộ phận chịu tác động lực khi tập, tập với cường độ từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó tùy theo ngưỡng chịu đựng của mỗi người. Khi thấy có biểu hiện bất thường, mọi người nên đến khám tại các tại các cơ sở khuyên khoa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại