Chụp kiểm tra phổi, ảnh minh hoạ.
Đau lưng đi khám đã mắc ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh ác tính có triệu chứng mờ nhạt khi mắc. Nên bệnh nhân đến viện đều đã ở giai đoạn muộn. Đây cũng là lý do vì sao căn bệnh này có tỷ lệ tử vong do cao khi phát hiện.
Trường hợp bệnh nhân N.V.K (54 tuổi, tại An Giang) phát hiện ung thư giai đoạn cuối có di căn xương là một ví dụ.
Theo bệnh nhân K, ông không có triệu chứng về hô hấp nhưng lại có đau ngang thắt lưng. Do cơn đau ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc ông K đã đi khám, chụp cột sống lưng tại bệnh viện tuyến cơ sở. Nhưng kết quả cột sống lưng của ông không có vấn đề gì. Tuy nhiên, các cơn đau vẫn tiếp tục tăng.
Ông K tới bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM khám kết quả thử máu bác sĩ nghi ngờ có tế bào ung thư. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành thêm các kết quả khám chuyên sâu và phát hiện khối u xuất phát từ phổi di căn xương.
Ths. Bs Trần Thị Ngọc Mai, Khoa Hoá trị Ung thư, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, ung thư phổi là các tế bào ác tính xuất phát từ phổi. Ung thư phổi được chia làm 2 loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không có tế bào nhỏ.
Hình ảnh bất thường trong phổi, ảnh minh hoạ.
Dù có những tiến bộ trong điều trị, nhưng ung thư phổi tại Việt Nam vẫn có tỷ lệ tử vong cao. Ung thư phổi gia tăng là do thói quen hút thuốc, lối sống, các yếu tố nguy cơ dẫn tới căn bệnh ung thư phổi gia tăng. Bên cạnh đó, hiện nay người dân đã có ý thức thăm khám sớm để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Bác sĩ Ngọc Mai cho biết thêm, ung thư phổi ở giai đoạn sớm sẽ không có triệu chứng. Bệnh tiến triển tới giai đoạn muộn ở nhiều bệnh nhân cũng không có triệu chứng rõ ràng nên việc phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm chủ yếu vẫn là khám sức khoẻ định kỳ và tầm soát các yếu tố nguy cơ.
Đối với ung thư phổi ở giai đoạn muộn sẽ có một số triệu chứng nhận biết như sau:
- Bệnh nhân ho dai dẳng kéo dài, thường bệnh nhân ho trên 2 tuần đã điều trị nội khoa không hiệu quả vì cần phải suy nghĩ tới căn bệnh có ác tính.
- Bệnh nhân nặng ngực, khó thở khi gắng sức.
- Một số bệnh nhân có triệu chứng đau ngực
- Bệnh nhân sụt cân không liên quan quan tới ăn kiêng
- Ăn uống kém, chán ăn
- Bệnh nhân có thể có thêm các triệu chứng khi ung thư phổi đã di căn: đau nhức xương (di căn xương), đau đầu (di căn não), nổi hạch tại cổ nách.
Đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư phổi
Bác sĩ Phan Quang Hiếu, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho hay ung thư phổi thường gặp ở nhóm đối tượng có hút thuốc lá (hút chủ động và thụ động). Theo các nghiên cứu 80-85% các trường hợp mắc ung thư phổi có hút thuốc lá. Người hút thuốc trên 20 gói/năm thuộc vào nhóm có nguy cơ cao.
Ngoài ra, ung thư phổi còn gặp ở nhóm người làm trong môi trường độc hại như hít phải amiang, kim loại nặng khác… Đối tượng mắc ung thư phổi còn gặp ở người có người thân bị ung thư này do có liên quan quan tới vấn đề gen và do cùng sống trong một môi trường ô nhiễm.
Ung thư phổi còn liên quan tới một số bệnh lý mãn tính về phổi. Hiện nay, môi trường ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Theo bác sĩ Quang Hiếu, thường các bệnh nhân ung thư trong giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng. Để phát hiện ung thư sớm, cách đơn giản dễ làm nhất là tất cả người dân nên đi khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Việc khám sức khoẻ định kỳ hàng năm sẽ giúp cho mọi người tầm soát được tất cả các bệnh lý có thể mắc như: bệnh mãn tính, bệnh ung thư cao.
"Đối với bệnh ung thư phổi ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao như tôi đã nói ở ở trên ngoài khám sức khoẻ định kỳ bằng xét nghiệm thông thường, nhóm có nguy cơ cao nên làm thêm chụp CT ngực liều thấp để tầm soát phát hiện sớm ung thư ngay ở giai đoạn đầu", bác sĩ Quang Hiếu nói.
Theo bác sĩ Quang Hiếu, để phòng ngừa ung thư phổi, việc hàng đầu là không hút thuốc lá chủ động và thụ động, tránh khí radon tại nhà, tránh các yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc, nên ăn chế độ ăn nhiều rau củ trái cây, tập thể dục hàng ngày.