Chiến tranh Vùng Vịnh lần 3: 150.000 "quân Iran" đang giăng bẫy chờ sẵn lính Mỹ?

Hoài Giang |

Các cuộc tập kích bằng rocket vào Vùng Xanh ở Baghdad làm tăng thêm những cảnh báo về một cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ diễn ra trên đất Iraq.

Chiến trường chính của xung đột Mỹ - Iran sẽ diễn ra ở đâu?

"Tia lửa" của cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran ngày càng gần "thùng thuốc súng" Trung Đông, đặc biệt là khi các loại vũ khí hiện đại như tàu sân bay, máy bay ném bom, hệ thống phòng không cùng binh lính Mỹ tăng lên mỗi ngày trong khu vực.

Tuy nhiên chiến trường chính của cuộc xung đột nói trên sẽ diễn ra ở đâu?

Hôm 17/9, chỉ 3 ngày sau khi tên lửa và máy bay không người lái tập kích các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi, Mỹ và Saudi đã cho rằng "có khả năng cao" là cuộc tấn công bắt nguồn từ một căn cứ quân sự của Iran ở gần biên giới Iraq.

Chỉ 10 ngày sau, ngày 24/9, theo nguồn tin an ninh Iraq trong Vùng Xanh, nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Baghdad, hai rocket 100mm đã rơi xuống gần Đại sứ quán Mỹ, trong khi một quả rocket khác rơi xuống sông Tigris.

Chiến tranh Vùng Vịnh lần 3: 150.000 quân Iran đang giăng bẫy chờ sẵn lính Mỹ? - Ảnh 1.

Các vụ tập kích bằng rocket ở Iraq nhằm vào Vùng Xanh ở Baghdad thường không xác định được thủ phạm.

Các cuộc tấn công vào khu vực lân cận đại sứ quán Mỹ làm tăng thêm những cảnh báo về một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran sẽ diễn ra trên đất Iraq chứ không phải quốc gia láng giềng đang chìm trong nội chiến - Syria.

Nếu lính Mỹ đóng tại Iraq bị lực lượng dân quân Shia (được Iran hậu thuẫn) tấn công và gây thương vong lớn, cuộc xung đột có thể sẽ được kích hoạt bằng một cuộc "tập kích phủ đầu" nhằm vào Iraq.

Iraq cuối cùng có thể trở thành nạn nhân của một cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh mới liên quan tới Mỹ và Iran. Đất nước đã trải qua nhiều năm chiến tranh có một lần nữa trở thành chiến trường để người Mỹ đẩy lùi ảnh hưởng của Iran?

Chiến tranh Vùng Vịnh lần 3: 150.000 quân Iran đang giăng bẫy chờ sẵn lính Mỹ? - Ảnh 2.

Chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 đã khiến 4.417 lính Mỹ thiệt mạng và hàng chục nghìn người khác bị thương.

Iran đã "giăng bẫy" từ lâu?

Một chiến dịch quân sự của Mỹ ở Iraq sẽ không diễn ra một cách dễ dàng vì một số đồng minh người Iraq mạnh nhất của Iran trong khu vực lại chính là các nhóm dân quân đã từng đối đầu với lính Mỹ sau cuộc xâm lược Iraq năm 2003 (Chiến tranh Vùng Vịnh lần 2).

Như cảnh báo của giáo sĩ Muqtada al-Sadr (Lãnh đạo của một đơn vị dân quân Hồi giáo Shia đã chiến đấu với IS và nhận được hỗ trợ của Iran) rằng "bất kỳ nỗ lực nào nhằm lôi kéo Iraq vào một cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran sẽ tương đồng với việc tuyên chiến với Iraq".

Chiến tranh Vùng Vịnh lần 3: 150.000 quân Iran đang giăng bẫy chờ sẵn lính Mỹ? - Ảnh 3.

Các bệ phóng rocket của nhóm dân quân "Lữ đoàn hòa bình" do Muqtada al-Sadr lãnh đạo.

Các nhóm dân quân Shia khác như Kaitab Hezbollah, Harakat al-Nujaba và Asaib ahl al-Haq đã trở thành lực lượng vũ trang xuyên quốc gia hùng mạnh với tham vọng và khả năng chiến đấu vượt ngoài biên giới Iraq.

Các nhóm dân quân nói trên đã đóng góp một phần rất quan trọng trong các chiến thắng của lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria những năm gần đây.

Quan trọng hơn, các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Iraq không đơn thuần chỉ là các nhóm dân quân.

Họ đang "cố thủ" trong hệ thống chính trị của Iraq bằng cách tranh cử và giữ các ghế trong quốc hội. Khoảng 150.000 chiến binh đã được xác định là một lực lượng vũ trang và nhận lương từ ngân sách của chính phủ Iraq.

Họ được trang bị vũ khí và tài chính độc lập cho phép hoạt động độc lập và có thể đối đầu với các lực lượng chính quy của Iraq khi cần thiết. Nói cách khác, chính phủ Iraq quá yếu để kiềm chế các nhóm dân quân sẵn sàng biến Iraq thành một "chiến trường đẫm máu" cho lính Mỹ.

Chiến tranh Vùng Vịnh lần 3: 150.000 quân Iran đang giăng bẫy chờ sẵn lính Mỹ? - Ảnh 5.

Các bệ phóng rocket của nhóm dân quân Kaitab Hezbollah.

Mỹ có "đồng minh" nào ở Iraq hay không?

Kể từ năm 2011, người Mỹ đã là một "kẻ ngoài cuộc" khi chính quyền của Cựu Tổng thống Obama quyết định rút quân và để lại một khoảng trống chính trị và an ninh mà Iran đã ngay lập tức lấp đầy.

Các nhóm dân quân đã từng cầm súng chống Mỹ đã tái tập hợp, hợp tác với các đảng phái Iraq, giúp bổ sung nguồn lực và tính hợp pháp.

Quân đội Iraq lúc đó quá yếu kém, dẫn đến sự sụp đổ diễn ra ở hàng loạt đô thị và đỉnh điểm là khi IS chiếm Mosul vào năm 2014. Sự trỗi dậy của IS được cho là thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử của các nhóm dân quân Shia, họ đã dần thay thế quân đội Iraq lúc đó đã tan rã.

Sự can thiệp của cả Mỹ và Iran vào Iraq để đánh bại một tổ chức khủng bố, một kẻ thù chung là điều bắt buộc.

Nhưng vũ khí Hoa Kỳ viện trợ đã rơi vào tay các nhóm dân quân Shia và mặc dù có những đóng góp đáng kể vào sự sụp đổ của IS ở Iraq, Mỹ đã không thể đưa ra các chính sách để ngăn chặn sự phát triển của các nhóm dân quân này trong thời gian 5 năm vừa qua.

Chiến tranh Vùng Vịnh lần 3: 150.000 quân Iran đang giăng bẫy chờ sẵn lính Mỹ? - Ảnh 6.

Xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất trong trang bị của nhóm dân quân Kaitab Hezbollah.

Người Mỹ và Iran đã đứng cùng một phía một lần nữa vào tháng 9/2017, lần này chống lại các đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ là người Kurd.

Cả hai quốc gia đều phản đối cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd, nhưng chính Iran đã tận dụng căng thẳng giữa Erbil và Baghdad còn ngược lại Hoa Kỳ thậm chí không cố gắng tạo ra "khu vực an toàn" giữa hai phía và trở thành một nhà "quan sát chính trị".

Người Mỹ thậm chí còn tuyên bố rằng họ sẽ không viện trợ cho người Kurd nếu động thái gây hấn đến từ phia Peshmerga (lực lượng dân quân người Kurd Iraq).

Chỉ một tháng sau khi người Mỹ "bật đèn xanh", Iran đã chỉ huy các lực lượng Iraq tổ chức một chiến dịch quân sự nhằm vào Kirkuk, trớ trêu thay lại sử dụng xe tăng M1 Abrams của Mỹ chống lại Peshmerga.

Khu vực lãnh thổ do người Kurd Iraq quản lý từng là một chiến tuyến quan trọng trong việc kiềm chế Iran, nhưng hiện nay giới lãnh đạo người Kurd đang tập trung vào việc thiết lập "mối quan hệ mang tính xây dựng" với Iran.

Hay nói cách khác, người Kurd biết rằng họ có thể không đủ khả năng để đối đầu với một đối thủ hùng mạnh trong khu vực và không thể hi vọng vào người Mỹ.

Lực lượng Iraq tiến vào giành lại thành phố Kirkuk năm 2017.

Chiến tranh Vùng Vịnh lần 3 sẽ không có tiếng súng?

Trong quá khứ, bằng các hoạt động quân sự, người Mỹ có thể dễ dàng đóng vai trò của "kẻ xâm lược" và nhấn chìm Iraq trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần 2. Nhưng kết quả của cuộc chiến đã khiến Iraq ngày càng chuyển sang quỹ đạo của Iran.

Học hỏi từ những sai lầm nói trên rất quan trọng để định hình một cuộc "cạnh tranh dài hơi" của Mỹ nhằm vào "thế lực Iran" ở Iraq.

Nó không phải là một cuộc tập kích ồ ạt bằng máy bay và tên lửa hành trình. Xung đột giữa Mỹ và Iran diễn ra trên lãnh thổ Iraq sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng chính trị mong manh và thành quả của các chiến dịch quân sự nhằm vào tổ chức khủng bố IS.

Người Mỹ phải lường trước mức độ khủng hoảng mà Iraq có thể sẽ phải đối mặt, một loạt các hậu quả không lường trước và các tác động có thể khiến cuộc chiến lan rộng, sự hồi sinh của IS và các cuộc xung đột giáo phái.

Sự bất ổn như vậy không những làm suy yếu mà còn cung cấp môi trường để các lực lượng ủy nhiệm Iran phát triển mạnh.

Chiến tranh Vùng Vịnh lần 3: 150.000 quân Iran đang giăng bẫy chờ sẵn lính Mỹ? - Ảnh 9.

Các nhóm dân quân được chính phủ Iraq gọi dưới một tên chung là "Lực lượng huy động phổ biến" (PMU).

Như vậy, để bắt đầu một cuộc chiến với Iran ở Iraq, người Mỹ cần phải kết hợp các chiến lược nhằm đảm bảo bối cảnh chính trị thuận lợi, tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở Iraq và đảm bảo rằng ảnh hưởng của Iran sẽ không tái phát triển trong tương lai.

Nói cách khác, Mỹ cần đưa ra một chiến lược chính trị để có thể huy động lại các đồng minh của Mỹ và giúp sửa chữa những sai lầm trong quá khứ.

Hoa Kỳ cũng phải xây dựng một chính sách bền vững cho những tình huống khi mà các đồng minh của họ yếu hơn về mặt quân sự khi đối mặt với các đối thủ vượt trội nhưng không thể cung cấp cho họ vũ khí hạng nặng để tự vệ.

Tương tự như những gì đã diễn ra ở Kirkuk vào năm 2017, Mỹ phải đưa ra các "lằn ranh đỏ" để đảm bảo rằng cán cân quyền lực không thay đổi theo hướng có lợi cho Iran.

Đối với lực lượng Mỹ ở Iraq, có lẽ họ sẽ phải ở lại quốc gia này một thời gian để trấn an các đồng minh địa phương và duy trì các nỗ lực làm giảm ảnh hưởng của Iran.

Lực lượng dân quân Shia Iraq (PMU) giao chiến với IS tại khu vực phía tây Mosul năm 2017 (Nguồn: Al-Sura).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại