Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Hải Yến |

Chảy nước dãi là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nhưng nếu thường xuyên chảy nước dãi khi ngủ thì nó có thể là bệnh lý, cần được điều trị sớm.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.

Nguyên nhân chảy nước dãi có thể là do nhiễm trùng trong miệng, bị đột quỵ, đa xơ cứng hoặc liệt não. Các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là các xoang bị tắc. Bạn có thể sẽ chảy nước dãi nhiều hơn nếu bạn thường bị cảm lạnh, nhiễm trùng, viêm xoang hoặc bị tắc và nghẹt mũi. Mũi bị tắc khiến bạn phải thở từ miệng, dẫn đến chảy nước dãi khi đang ngủ.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.

Vị trí ngủ: Vị trí bạn ngủ có thể dẫn đến chảy nước dãi vì nó có thể dẫn đến sự tích tụ nước bọt trong miệng và rò rỉ ra khỏi miệng bạn. Vị trí ngủ nghiêng hai bên hoặc ngủ sấp có thể dẫn đến chảy nước dãi.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.

Tác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc chống loạn thần như clozapine có thể dẫn đến chảy nước dãi, ngay cả các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer và các thuốc kháng sinh khác nhau cũng có thể có tác dụng phụ này.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 4.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một tình trạng trong đó các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản của bạn; điều này dẫn đến tổn thương lớp thực quản. Bạn cảm thấy như một khối u trong cổ họng, nó thậm chí gây khó khăn trong việc nuốt và dẫn đến chảy nước dãi.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 5.

Chứng ngưng thở lúc ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, cơ thể của bạn có xu hướng ngừng thở vào ban đêm. Tình trạng này tạo ra một lượng nước bọt dư thừa và dẫn đến chảy nước dãi.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 6.

Rối loạn nuốt: Chảy nước dãi có thể là một triệu chứng chỉ của các rối loạn nuốt. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc nuốt nước bọt khi mắc các bệnh như Parkinson, bệnh đa xơ cứng và nhiều loại ung thư khác nhau.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 7.

Các biện pháp khắc phục tại nhà: Nước bọt đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể bạn khỏi những nhiễm trùng khác nhau, nhưng khi nước bọt bắt đầu tích tụ trong miệng và chảy ra trong khi bạn ngủ, nó có thể gây khó chịu và thậm chí chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một số biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến mà mọi người lựa chọn là uống nhiều nước hơn và cắn một quả chanh, làm như vậy sẽ khiến cho nước bọt ít hơn và làm giảm nguy cơ chảy nước dãi.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 8.

Ngủ đúng cách: Nằm ngửa khi ngủ sẽ giúp giải quyết vấn đề chảy nước dãi. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nằm ngửa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 9.

Cảm lạnh, viêm xoang và mũi bị tắc gây khó thở. Dùng thuốc cần thiết để loại bỏ những vấn đề này sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ chảy nước dãi vì bạn sẽ không phải thở ra từ miệng nữa.

Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm - Ảnh 10.

Tiêm botox: Một số người chọn tiêm botox để loại bỏ chảy nước dãi. Botox được tiêm vào tuyến nước bọt bằng cách gây mê toàn thân. Một mũi tiêm botox có tác dụng trong khoảng 6 tháng và người ta có thể làm lại nó. Ngoài ra, phẫu thuật có thể được khuyến cáo trong những trường hợp chảy nước dãi nghiêm trọng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại