Bác sĩ Li Sixian (Đàn Loan, Trung Quốc) mới đây chia sẻ trường hợp một người đàn ông 43 tuổi với mức chỉ số glycated hemoglobin (HbA1c) cao tới 14%, trong khi mức bình thường chỉ là < 6.0%. Ngoài ra, bệnh nhân này cũng bị tăng lipid máu và phải tiêm insulin để điều trị.
May mắn, nhờ điều trị tích cực, mức glycated hemoglobin của người đàn ông giảm xuống đáng kể chỉ sau một tháng, lipid trong máu cũng được cải thiện rõ rệt. Cuộc sống không cần phụ thuộc vào thuốc insulin của người đàn ông đã tiến đến rất gần.
Bệnh nhân này chia sẻ, thay đổi lớn nhất của anh là loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm siêu chế biến khỏi khẩu phần ăn cũng như giảm lượng carbohydrate (tinh đường bột) hấp thụ . Nhờ điều này mà chỉ số glycated hemoglobin đã giảm từ 13,5% xuống còn 9,6%đồng thời. Ngoài ra, chất béo trung tính trong cơ thể người đàn ông cũng giảm từ mức 598 xuống 130. Sự thay đổi này vô cùng đáng kinh ngạc.
Bác sĩ Li Sixian cho biết: "Mục tiêu sắp tới là đưa chỉ số glycated hemoglobin của bệnh nhân về dưới 6.0%. Chỉ còn một chặng đường ngắn nữa là có thể đạt được điều này."
Tại sao việc cắt giảm hai thực phẩm này có lợi cho điều trị tiểu đường?
Việc loại bỏ thực phẩm siêu chế biến là điều lớn nhất làm nên những thay đổi tích cực của người đàn ông.
Bác sĩ Li Sixian lý giải, chất béo chuyển hóa trong những thực phẩm siêu chế biến có tác động tiêu cực đến cơ thể con người. Để bảo quản thực phẩm tốt hơn, dầu thực vật lỏng ở nhiệt độ phòng được hydro hóa để tạo thành chất béo chuyển hóa nhân tạo rắn, thường thấy nhất trong thực phẩm siêu chế biến. Việc ăn chúng sẽ làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, tăng tình trạng viêm toàn thân, gây vôi hóa động mạch và làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng cho thấy, cứ thêm 10% thực phẩm siêu chế biến thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên 15%.
Cùng với đó, việc giảm lượng carbohydrate nạp vào cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Bởi carbohydrate là yếu tố chính khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đặc biệt, carbohydrate tinh chế có nhiều khả năng gây ra biến động lớn hơn về lượng đường trong máu.
Chính vì vậy, nên hạn chế việc ăn những thực phẩm như bánh ngọt, các món ăn vặt, tráng miệng, đồ uống có đường... Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, sản phẩm từ sữa cũng nên kiểm soát lượng ăn vào.
Để giảm lượng carbohydrate mà không sợ đói, nên ăn thêm rau củ để tăng chất xơ cũng như cảm giác no. Vì chất xơ có thể làm giảm tốc độ tiêu hoá thức ăn, làm chậm sự biến động của đường huyết sau ăn, có lợi cho các bệnh nhân tiểu đường.
Cùng với đó, thay vì ăn hoàn toàn gạo trắng, nên thêm các loại gạo lứt, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt... vào khẩu phần.
Nguồn: edh.tw