Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật
21h58: Thủy thủ trên tàu sân bay Mỹ USS Abraham Lincoln được cho là đã ngã xuống biển hồi đầu tháng này khi hàng không mẫu hạm lớp Nimitz hoạt động tại biển Arabian đã được tuyên bố tử vong, Hải quân Mỹ chính thức thông báo.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln được cho là lực lượng nòng cốt sẵn sàng tấn công Iran một khi có lệnh.
20h55: Chính phủ mới của Vương quốc Anh do Thủ tướng Boris Johnson dẫn đầu cho biết sẽ tiếp tục ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran tại cuộc họp khủng hoảng của các cường quốc tế đang cố gắng cứu Hiệp định năm 2015.
Tín hiệu ủng hộ từ chính phủ dân túy Johnson diễn ra khi thỏa thuận đã gần như bị phá vỡ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi và áp dụng các biện pháp trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Iran.
Để đáp lại, gần đây Iran cho biết họ sẽ thực hiện các bước để giảm dần tuân thủ mỗi hai tháng cho đến khi các bên khác của thỏa thuận đưa ra biện pháp gỡ bỏ trừng phạt được hứa hẹn theo thỏa thuận.
Sau khi tham dự cuộc họp quan trọng để báo chí về sự cần thiết phải triển khai đầy đủ của Thoả thuận 2015, ông Carol Caroline Hurndall, người đứng đầu bộ Ngoại giao Anh tại Iran và Iraq, đã viết trên Twitter rằng “Vương quốc Anh vẫn cam kết (thực thi) thỏa thuận”.
19h44: Đại sứ quán Mỹ tại Berlin tuyên bố Mỹ đã chính thức đề nghị Đức, Pháp và ANh tham gia sứ mệnh quân sự tại vùng Vịnh nhằm chiến đấu với Iran.
"Chúng tôi đã chính thức đề nghị Đức giúp đỡ bảo vệ eo biển Hormuz và chiến đấu chống Iran bên cạnh Pháp và Anh", một nữ phát ngôn viên của Đại sứ quán tuyên bố với truyền thông Đức.
Tuy vậy, tờ Zeit cho biết vào đầu giờ chiều nay (giờ địa phương, tức tối nay theo giờ Việt Nam), Chính phủ liên bang vẫn chưa nhận được bất cứ đề nghị nào từ phía đồng minh Mỹ về việc mời Đức tham gia thực hiện sứ mệnh quân sự ở Vịnh Péc-Xích.
19h26: Sputnik đưa tin Hoa Kỳ vừa chính thức đề nghị các "ông lớn" gồm Đức, Pháp, Anh tham gia vào sứ mệnh tại eo biển Hormuz nhằm đối phó với Iran.
16h25: Chiều ngày 30/7, tờ Tactical Report đưa tin lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố tất cả các tàu chiến hoặc tàu hàng đi qua eo biển Hormuz phải thông báo và hợp tác với lực lượng này.
Ảnh minh họa
16h00: Theo nguồn tin địa phương tại Mashhad, Iran (thành phố nằm gần biên giới với nước láng giềng Afghanistan) đang diễn ra các hoạt động của trực thăng và máy bay chiến đấu Iran.
Cho tới nay vẫn chưa có thông tin xác thực đây là hoạt động di chuyển quân để gây áp lực với lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan hay sơ tán một phần không quân khỏi khu vực vịnh Ba Tư.
Nhiều giả thuyết cho rằng Iran sẽ chứng minh với lực lượng Hoa Kỳ rằng "tên lửa thông minh" của nước này sẽ không bị phát hiện khi tấn công vào một mục tiêu trên lãnh thổ Afghanistan.
Trước đó vào ngày 27/7, người dân địa phương ở Mashhad, Iran nhìn thấy một số vật thể bay lạ trên bầu trời.
Trước đó vào ngày 27/7, người dân địa phương ở Mashhad, Iran cũng nhìn thấy một số vật thể bay lạ trên bầu trời.
15h15: Tập đoàn BP (British Petroleum) đã có cách để "lách luật" cho toàn bộ tàu chở dầu của họ từ 10/7 khi đi qua Vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz - Giám đốc tài chính của công ty Brian Gilvary cho biết.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các hành trình qua đó nhưng Iran sẽ không thấy bất kỳ tàu chở dầu nào được gắn cờ BP và cờ Anh. Thêm nữa, các tàu chở dầu sẽ đi qua eo biển trong thời gian ngắn nhất có thể"- ông nói.
Ảnh minh họa.
14h02: Asharq Al-Awsat, một tờ báo tiếng Arab xuất bản ở London, dẫn nguồn tin ngoại giao phương Tây cho biết một máy bay tàng hình F-35 của Israel là tác giả của vụ không kích ngày 19/7 nhằm vào kho tên lửa ở căn cứ lực lượng dân quân PMU (đa phần người Hồi giáo Shia) ở phía bắc Baghdad.
Đường chim bay từ Thủ đô Baghdad của Iraq đến thị trấn biên giới Sumar, Iran vào khoảng 126 km. Ước tính các mục tiêu tấn công hiện tại chỉ cách biên giới Iran 4 phút nếu F-35 bay ở tốc độ 1 Mach.
13h26: Chiều 30/7 (giờ Việt Nam), tờ Times of Israel đưa tin Không quân Israel đã mở rộng hoạt động chống lại các mục tiêu của Iran ở Iraq. Các báo cáo cho biết máy bay đã thực hiện không kích hai lần trong vòng 10 ngày qua.
Israel thường tiến hành các cuộc không kích vào lãnh thổ Syria, với mục tiêu bị cáo buộc là tên lửa của Iran viện trợ cho Hezbollah. Các tên lửa này sau đó sẽ được sử dụng để chống lại nhà nước Do Thái. Nhưng các cuộc không kích của Israel vào Iraq lần đầu tiên diễn ra kể từ vụ các phi đội F-16 ném bom lò phản ứng hạt nhân năm 1981 dưới thời nhà lãnh đạo Saddam Hussein.
13h07: Trong một diễn biến liên quan tới tình hình căng thẳng tại eo biển Hormuz, quốc gia nằm bên kia eo biển - Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã cử một phái đoàn gồm 7 đại diện lực lượng bảo vệ bờ biển đến Tehran để tham dự cuộc họp chung dự kiến diễn ra trong ngày 30/7.
Cuộc họp được tổ chức theo kế hoạch nhằm tăng cường hợp tác an ninh hàng hải giữa hai quốc gia duyên hải vùng Vịnh. Cuộc họp diễn ra sau 6 năm tạm ngưng. Cuộc họp bảo vệ bờ biển gần đây nhất giữa Iran và UAE được tổ chức vào tháng 7/2013.
12h03: Tư lệnh phòng không Iran, Tướng Sabahi Fard phát biểu tại một hội nghị ở Tehran: "Hiện tại chúng tôi đã làm chủ hoàn toàn khu vực bằng các hệ thống radar có khả năng phát hiện các loại máy bay tiên tiến khác nhau của Hoa Kỳ và đưa ra cảnh báo cho chúng".
Tướng Sabahi Fard cũng nhấn mạnh sự tiến bộ đáng kinh ngạc của Iran trong việc phát triển các hệ thống phòng không: "Các hệ thống sản xuất bản địa của chúng tôi đã khiến kẻ thù nhận ra rằng nếu muốn bắt đầu một cuộc xung đột, chúng sẽ nhận được những đòn đáp trả nặng nề".
Vào tháng 6, Iran công bố một hệ thống phòng không tối tân mới được chế tạo trong nước có tên "Khordad 15", được trang bị hệ thống radar mảng pha thụ động để phát hiện máy bay chiến đấu, máy bay tàng hình và tên lửa hành trình.
Hệ thống Khordad 15 được cho là có thể phát hiện đối phương từ khoảng cách 150 km và đánh chặn ở cự ly 120 km.
Đối với các mục tiêu tàng hình, nó có thể theo dõi ở khoảng cách 85km và tiêu diệt ở khoảng cách 45km. Hệ thống này được trang bị hệ thống radar mảng pha (thụ động) với khả năng tương tác đa mục tiêu. Nó cũng có bệ phóng riêng biệt và hoạt động với tên lửa Sayyad 3.
Hệ thống phòng không Khordad 15 của Iran trang bị tên lửa Sayyad 3
11h40: Trong một diễn biến liên quan, Thượng viện Hoa Kỳ đã thất bại trong việc thông qua các nghị quyết nhằm ngăn chặn việc Chính phủ Mỹ bán lô vũ khí trị giá hơn 8 tỷ USD cho Arab Saudi, Jordan và UAE.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif khi nói về chương trình tên lửa của Tehran trong một cuộc phỏng vấn với NBC News rằng, nếu Mỹ muốn thảo luận về vấn đề tên lửa của Iran, trước tiên họ cần ngừng bán tất cả các loại vũ khí, bao gồm cả tên lửa, đến khu vực.
11h09: Theo Sputnik, sáng 30/7 các nhân viên của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga đã lên tàu chở hàng Tina của Iran, hiện đang neo tại cảng Astrakhan ở miền nam nước Nga nhằm giúp đỡ thủy thủ đoàn đang "gặp vấn đề về sức khỏe".
Hiện chưa rõ việc tàu chở hàng Tina của Iran gặp "sự cố" nói trên có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới các căng thẳng giữa Iran và Anh-Mỹ hay không.
Ảnh Sputnik
10h35: Hình ảnh vệ tinh chụp Căn cứ hải quân Bandar Abbas ngày 22/7 cho thấy rõ một tàu ngầm lớp Kilo và một khinh hạm của Iran. Các tàu ngầm lớp Ghadir cũng đã trở lại căn cứ kể từ ngày 17/7.
Tại căn cứ có thể thấy các tàu chở dầu - tiếp vận lớp Kharg của Iran. Căn cứ hải quân Bandar Abbas hiện tại do Lực lượng Vệ binh cách mạng hồi giáo Iran (IRGC) quản lý và là căn cứ lớn nhất của Iran ở Vịnh Ba Tư.
Lực lượng hải quân của IRGC được cho là đang ở mức báo động cao và các tàu ngầm của họ đang chuẩn bị để sẵn sàng cho một cuộc xung đột trên Vịnh Ba Tư.
10h00: Phó Trưởng phòng Chính trị - Tôn giáo của Bộ tư lệnh phụ trách chính trị Iran Rasoul Sanayee Raad nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Netanhayu (Thủ tướng Israel) đang ảo tưởng và Trung Đông mà ông ta mơ ước sẽ không bao giờ thành hình".
"Trung Đông theo mong muốn của Netanyahu xoay quanh lợi ích của họ (Israel). Một "chiến thắng ủy nhiệm" ở Syria sẽ không bao giờ thành hiện thực", ông nói.
Ông Sanayee Raad cũng cảnh báo sự cộng tác của một số quốc gia Arab với Hoa Kỳ để thực hiện cái gọi là "Âm mưu Thỏa thuận Thế kỷ", và nói rằng các yêu sách trong thỏa thuận là không thể chấp nhận và cơn thịnh nộ của người Palestine sẽ khiến họ phải hối hận.
Ông Rasoul Sanayee Raad
08h58: Trong một tweet vào rạng sáng ngày 30/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã đề cập trực tiếp đến căng thẳng giữa Anh-Mỹ và Iran: “Hãy nhớ rằng, người Iran chưa bao giờ chiến thắng trong một cuộc chiến, nhưng (họ) cũng chưa bao giờ thất bại trong một cuộc đàm phán!”.
TT Mỹ Donald Trump vừa đề cập đến Iran.
08h50: Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 29/7, Chỉ huy của Hội đồng Đô đốc Hải quân Iran, Đô đốc Hossein Khanzadi tuyên bố rằng Iran và Nga đã đồng ý tiến hành một cuộc tập trận quân sự chung tại một số khu vực cụ thể của Ấn Độ Dương vào cuối năm 2019.
“Một cuộc họp sẽ được tổ chức giữa hai bên về vấn đề này” ông Khanzadi nói khi ở Moscow trong chuyến thăm ba ngày tới Nga.
“Ấn Độ Dương mà chúng tôi nói tới, là một khu vực quan trọng ở phía bắc của đại dương bao gồm Biển Makran, Eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư”.
Ông Khanzadi cũng tuyên bố rằng trong chuyến công du tại Nga, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Cộng hòa Hồi giáo Iran đã ký một MoU (Biên bản ghi nhớ) với Bộ Quốc phòng Liên bang Nga để mở rộng quan hệ quân sự.
"Đây là MoU đầu tiên thuộc loại này và có thể được coi là một bước ngoặt trong quan hệ quân sự Tehran-Moscow", ông nói thêm.
Đô đốc Hossein Khanzadi.
06h45: Tờ Cornwalllive đưa tin Iran đã thông báo và yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ khi khu trục hạm HMS Duncan của Hải quân Hoàng gia Anh đến khu vực.
Người phát ngôn của chính phủ Iran Ali Rabiei cho biết: "Chúng tôi thấy rằng họ có ý định gửi một hạm đội đến Vịnh Ba Tư, mang thông điệp thù địch, khiêu khích và gia tăng căng thẳng."
Chủ tịch Hội đồng khẩn cấp Iran, Mohsen Rezaei, thông báo với Trung Quốc rằng Anh và Mỹ đã "Thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở Vịnh Ba Tư".
Theo trang tin Mehr của Iran, Rezaei đã đưa ra nhận xét trong một cuộc họp với người đứng đầu Ban Quốc tế của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Song Tao, người đã đến Tehran vào Chủ nhật..
"Chúng ta sống trong khu vực (dự trữ) năng lượng của thế giới. Bất kỳ loại bất an và xung đột nào trong khu vực này đều có thể gây tổn hại cho hòa bình và an ninh toàn cầu.
Mỹ và Anh đã thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở khu vực Vịnh Ba Tư và giả vờ rằng họ có quyền kiểm soát eo biển Hormuz và sự di chuyển của tàu thuyền.
Tất nhiên, chúng tôi không cho phép điều này xảy ra. Trong khi đó, chúng tôi mong đợi sự hợp tác từ những người bạn Trung Quốc.
An ninh Vịnh Ba Tư là an ninh của chúng tôi và chúng tôi sẽ đáp trả các cuộc tấn công và sự gây mất ổn định của họ để duy trì an ninh. Chúng tôi muốn vận chuyển tự do và an toàn ở Vịnh Ba Tư".
Mehr News dẫn tời ông Tao: "Nhiệm vụ của phái đoàn (Trung Quốc) là tăng cường hợp tác chiến lược và đối thoại giữa hai nước và chúng tôi sẵn sàng cùng nhau đối mặt với những thách thức và vấn đề.
Có những sự phát triển phức tạp và nhanh chóng xảy ra trên trường quốc tế đã tạo ra những thách thức cho Trung Quốc và Iran, nhưng quyết tâm của chúng tôi là hỗ trợ các quyền hợp pháp của Iran để phát triển và tiến bộ".
Một chiếc thuyền của lực lượng IRGC gần tàu chở dầu Stena Impero
06h00: Tờ Sputnik News dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo rằng Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ đảm bảo rằng Eo biển Hormuz "mở" (tự do cho tàu thuyền thương mại).
Tuy nhiên ông Pompeo đánh giá việc xây dựng một "liên minh đảm bảo an ninh hàng hải" sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến ban đầu.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng nước này cũng đang hợp tác với Vương quốc Anh sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero của Anh vào ngày 19/7.
"Hoa Kỳ đang làm việc với Vương quốc Anh để tìm ra giải pháp để đưa vấn đề ra trước ánh sáng công lý và ngăn chặn những sự cố như vậy xảy ra lần nữa".