Hồi tháng 3/2018, trên các hãng tin khu vực Trung Đông đã xuất hiện báo cáo về việc tiêm kích tàng hình F-35I Adir của Israel thực hiện chuyến bay trinh sát xuyên không phận 3 nước Syria, Iraq và Iran mà không hề bị phát hiện.
Phía Nga và Iran sau khi biết tin đã bác bỏ và cho rằng F-35I không thể xuyên qua mạng lưới cảnh giới của các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cũng như S-300PMU-2. Tuy nhiên Iran đã nghiêm túc thực hiện điều tra và kết luận rằng sự việc trên là có thật, cụ thể chiến đấu cơ Israel đã bay qua Tehran, Isfahan, Arak và một số thành phố lớn khác của họ.
Điều đáng nói ở đây chính là lực lượng phòng không Iran chẳng thể đưa ra bất cứ một cảnh báo nào, bất chấp việc họ được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-2 Favorit vô cùng tối tân.
Trước tình hình trên cực kỳ nghiêm trọng nêu trên, hãng thông tấn Iran Tehran Times cho biết, Đại giáo chủ Ayatollah Khamenei đã ra lệnh cách chức tướng Farzad Ismaili - tư lệnh lực lượng phòng không nước này.
Chưa dừng lại đó, có thông tin Iran nghi ngờ rằng mã nguồn của hệ thống S-300PMU-2 đã rơi vào tay cơ quan tình báo Israel Mossad, giúp tiêm kích F-35I dễ dàng qua mặt chúng.
Tiêm kích tàng hình F-35I Adir được cho là đã qua mặt dễ dàng tổ hợp S-300PMU-2 của Iran
Trong tình trạng ngờ vực như trên, có lẽ Iran sẽ khó mà đặt niềm tin vào S-300PMU-2 cho trọng trách bảo vệ các cơ sở hạt nhân của họ nữa.
Vấn đề khó xử nhất đối với Tehran nằm ở việc nếu thay thế S-300PMU-2 ở các khu vực trọng yếu thì đâu là ứng viên xứng đáng nhất? Câu trả lời có lẽ đã được xác định, đó chính là tổ hợp tên lửa phòng không nội địa Khordad 3 với chiến công bắn hạ chiếc máy bay trinh sát RQ-4A Global Hawk cực kỳ tối tân của Mỹ từ cự ly lên tới 200 km.
Từ trước tới nay các loại vũ khí do Iran tự nghiên cứu chế tạo thường bị nghi ngờ về năng lực tác chiến thực tế, thậm chí nhiều chuyên gia quân sự quốc tế còn tỏ ý coi thường và cho rằng hầu hết chỉ là sản phẩm quảng cáo của Tehran.
Mặc dù vậy, việc hệ thống tên lửa tên lửa phòng không Khordad 3 lần đầu xung trận đã lập nên chiến công lớn khi bắn hạ UAV trinh sát cao cấp của Mỹ đã khiến giới quan sát phải có cái nhìn mới về tiềm lực khoa học kỹ thuật của quốc gia Trung Đông này.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Khordad 3 của Iran
Nhờ học hỏi thiết kế từ tổ hợp Buk-M2, kết hợp với một số công nghệ từ tên lửa RIM-66 của Mỹ mà Iran đã chế tạo được một hệ thống phòng thủ cực kỳ lợi hại. Sở hữu tầm bắn lên tới 200 km, đạn đánh chặn Taer 2B của Khordad 3 có cự ly tác chiến vượt qua cả đạn 48N6E2 của S-300PMU-2 (195 km), đủ sức tạo ra chiếc ô rộng để che đầu các mục tiêu quan trọng.
Một số nguồn tin cho biết tên lửa Taer 2B còn được lắp đầu dò radar chủ động với khả năng kháng nhiễu rất cao, bằng chứng là nó đã đánh bại hệ thống phòng thủ có mức độ tự bảo vệ rất cao trang bị cho chiếc RQ-4A Global Hawk.
Bên cạnh tính năng đã được khẳng định, Khordad 3 là vũ khí do Iran tự nghiên cứu phát triển chứ không phải hàng nhập nhẩu cho nên họ sẽ không phải lo lắng việc thông tin bị bên thứ ba làm rò rỉ như trường hợp của S-300PMU-2.
Sẽ không mấy ngạc nhiên nếu trong tương lai gần Iran triển khai các tổ hợp phòng không nội địa thế hệ mới như Khordad 3 và Khordad 15 để bảo vệ các cơ sở hạt nhân.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Lực lượng phòng không Iran bắn thử nghiệm tổ hợp tên lửa tầm xa S-300PMU-2 Favorit