Cảnh giác trước 6 kiểu thể chất dễ mắc ung thư

Trần Quỳnh |

Một giáo sư đầu ngành ung thư Trung Quốc đã chỉ ra những đối tượng sở hữu thể chất "thiên lệch" dưới đây có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với người bình thường.

Với tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng, thế kỷ 21 được ví như “kỷ nguyên bành trướng của ung thư”.

Thấu hiểu sự lo lắng của người dân về căn bệnh tử thần này, giáo sư Trữ Chân Chân, chủ nhiệm khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Đông Trực Môn thuộc Đại học Y Dược Bắc Kinh, Trung Quốc đã giải đáp về những kiểu thể chất dễ mắc ung thư.

Nguy cơ ung thư từ những kiểu thể chất "thiên lệch"

Giáo sư Trữ cho biết việc phát sinh ung thư là tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành, trong đó có yếu tố thể chất.

Theo Trung Y, thể chất của con người được chia làm 9 loại, gồm có: bình hòa, dương hư, âm hư, khí hư, đờm thấp, thấp nhiệt, khí uất, máu trệ và dị ứng.

Ngoại trừ “bình hòa”, các dạng còn lại đều bị xếp vào những kiểu thể chất “thiên lệch”, thiếu sự cân bằng.

Thông qua nhiều thí nghiệm và kiểm tra lâm sàng, các chuyên gia phát hiện có 6 kiểu thể chất đặc biệt dễ mắc ung thư. Đó là: khí hư, dương hư, âm hư, khí uất, đờm thấp, máu trệ.

- Người ở thể “khí hư” thường có biểu hiện mệt mỏi, đổ mồ hôi, nói hụt hơi, ánh mắt không có thần. Kiểu người này thường lâm vào tình trạng lao lực, mệt nhọc quá độ, rất dễ mắc ung thư phổi.

- Người “dương hư” sợ lạnh, tay chân lạnh, không thích điều hòa, đại tiện thường loãng, tiểu đêm nhiều lần. Thể trạng này thường xuất hiện ở người cao tuổi do mệt mỏi trong thời gian dài. Tỷ lệ mắc ung thư ở người “dương hư” cao hơn so với người bình thường.


Giáo sư Trữ Chân Chân - một trong những chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về ung thư tại Trung Quốc. (Ảnh: nguồn internet).

Giáo sư Trữ Chân Chân - một trong những chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về ung thư tại Trung Quốc. (Ảnh: nguồn internet).

- Ngược lại, người bị “âm hư” còn được biết tới với tên gọi “âm hư hỏa vượng”. Họ có thể chất gầy gò, miệng và họng khô, thích uống nước, hay bị táo bón, nước tiểu sẫm màu, tay chân bị nóng, dễ cáu giận.

Đặc biệt, thể trạng này khiến cho âm dịch dễ “bốc hơi”, gây ra tình trạng thiếu âm dịch, cũng dễ bị mắc ung thư phổi.

- Trong khi đó, người bị “khí uất” thường trầm uất, đa sầu đa cảm, gầy gò, ngực sườn trướng đây, có nguy cơ mắc ung thư cao.

- Thể trạng đờm thấp đa phần là người mập mạp, thích ăn đồ ngọt, uống rượu vô độ, thường cảm thấy dạ dày ứ đầy, miệng ngọt và dính, cơ thể nặng nề, mệt mỏi. Kiểu người này đặc biệt dễ mắc ung thư.

- Người bị máu trệ thường bệnh lâu không khỏi, bệnh tình tái phát nhiều lần, da tối màu, môi thâm, viền mắt mờ, tưa lưỡi xanh tím, dễ xuất hiện máu bầm, khi đánh răng cũng hay ra máu.

Thể trạng này cũng tiềm tàng không ít nguy cơ ung thư gan, ung thư máu…

Ung thư không còn là "án tử hình"

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng có nguy cơ mắc bệnh không đồng nghĩa với việc chắc chắc sẽ bị ung thư. Nói một cách khác, vấn đề thể trạng chỉ là một yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh.

Giáo sư Trữ Chân Chân cho biết trong số những người mang 6 loại thể trạng trên, chỉ có các đối tượng “chính khí không đủ” mới chắc chắn bị mắc ung thư.

“Chính khí không đủ” là một thuật ngữ của Trung Y. Theo cách nói của Tây Y, cụm từ này dùng để chỉ các đối tượng có sức miễn dịch thấp.

Bởi vậy, những người thuộc 6 kiểu thể trạng thiên lệch trên hoàn toàn có thể an tâm phòng tránh ung thư nếu biết nâng cao sức đề kháng.

Và đó là duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, điều chỉnh phù hợp thời gian biểu giữa làm việc và nghỉ ngơi, tích cực vận động, thường xuyên thả lỏng tinh thần, cơ thể…


Bằng cách nâng cao sức đề kháng và cải thiện thể chất, những đối tượng thuộc 6 kiểu thể chất thiên lệch kể trên hoàn toàn có thể phòng tránh và đối phó với ung thư. (Tranh minh họa).

Bằng cách nâng cao sức đề kháng và cải thiện thể chất, những đối tượng thuộc 6 kiểu thể chất "thiên lệch" kể trên hoàn toàn có thể phòng tránh và đối phó với ung thư. (Tranh minh họa).

Mặt khác, những người này hoàn toàn có thể thông qua việc điều trị thể chất để phòng tránh ung thư một cách hiệu quả.

- Người bị “khí hư” nên tránh làm việc quá mệt, lao lực và mất sức.

- Muốn khỏi “dương hư”, mọi người cần chú ý giữ ấm, ít ăn đồ sống, nguội.

- Muốn tránh “âm hư”, người bệnh cần uống nhiều nước, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng sốt. Nếu bị phát nhiệt, mất nước cần nhanh chóng tìm cách điều trị.

- Đối tượng “khí uất” cần giữ cho tâm hồn an nhiên, hạn chế buồn bực, cáu giận, ít sốt ruột, cố gắng duy trì cảm giác tích cực.

- Người bị “đờm thấp” cần ăn ít đồ ngọt, tìm mọi cách để kiểm soát cân nặng, ít uống rượu, ăn uống thanh đạm, ít thịt.

Đặc biệt, họ cần hạn chế ăn các đồ chiên, rán, hun khói, sấy khô, tẩm ướp. Những thực phẩm này đều nằm trong “danh sách đen” của các chuyên gia y tế vì chứa nhiều chất có thể gây ung thư.

Ngày nay, dưới sự phát triển của y học, ung thư không còn là “bản án tử hình” như trong ám ảnh của nhiều người. Các bệnh nhân hoàn toàn có thể kết hợp phương pháp điều trị của Đông – Tây y để chiến thắng bệnh tật.

Giáo sư Trữ Chân Chân cho biết việc kết hợp phương pháp châm cứu điều trị của Trung Y cùng hóa trị, xạ trị của Tây y sẽ giúp nâng cao tuổi thọ, cải thiện chất lượng sinh hoạt của bệnh nhân, đồng thời ức chế tác dụng phụ của quá trình trị liệu.

*Theo Sina Health

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại