Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh

Phạm Hải |

Thay vì cắt cuống rốn ngay sau khi trẻ chào đời, nhiều bà mẹ có xu hướng giữ nguyên nhau thai trong một chiếc túi nhỏ cho đến khi dây rốn khô và tự rụng.

Bác sĩ sản khoa: Nhau thai để lâu bên ngoài dễ hỏng, chỉ như "miếng thịt thối"

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe&Đời sống, Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng Khoa Sản, Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội cho biết: Sau khi sản phụ sinh, tốt nhất là nên giữ dây rốn cho đến khi hết đập mới cắt để em bé nhận tối đa lượng máu, sau đó chờ bánh rau bong hoàn toàn.

Kiểm tra rau cẩn thận rồi mới cho hủy, thông thường sản phụ không nhận bánh rau mang về.

Các bé sơ sinh rốn chưa rụng ngay, về nhà mấy hôm sau mới rụng, khi đó dây rốn thường khô, mẹ có thể sấy khô bảo quản như một kỉ niệm.

"Nhau thai trọng lượng trung bình khoảng 500g đầy máu không mấy khi đem về nhà, mà nếu có mang về thì rất khó bảo quản, để lâu dễ hỏng chỉ như một miếng... thịt thối. Cho nên chỉ có thể bảo quản một đoạn dây rốn thôi.

Đây được gọi là phương pháp liên sinh hay sinh con hoa sen (lotus birth). Phương pháp này được ca ngợi như là một lựa chọn “tự nhiên” với nhiều lợi ích như việc giúp trẻ nhận thêm dưỡng chất từ nhau thai, tắng sự liên kết giữa mẹ và bé, người mẹ được nghỉ ngơi để nhanh hồi phục, rốn em bé sau này sẽ đẹp hơn…

Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo cách làm này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ vì nhau thai có chứa máu là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 1.

Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 2.

Mục đích chính của phương pháp liên sinh là cho phép trẻ nhận được tối đa chất dinh dưỡng từ nhau thai như các tế bào gốc và khả năng hồi máu trước khi nhau thai khô.

Những người ủng hộ phương pháp này tin rằng trẻ sơ sinh phải chịu những căng thẳng không đáng có khi bị tách rời khỏi nhau thai. Họ cho rằng nên để trẻ được chào đời một cách tự nhiên nhất cũng như tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng có trong nhau thai.

Sau khi trẻ được sinh ra, nhau thai được đặt vào trong một chiếc hộp và luôn mang theo đứa trẻ. Dây rốn được giữ lại cho đến khi khô và tự rụng, quá trình này thường kéo dài 10 ngày.

Xu hướng liên sinh lần đầu tiên được thực hiện vào năm 2008, sau đó các chuyên gia y tế nhanh chóng thử nghiệm và ngưng thực hành.

Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 3.

Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 4.

Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 5.

Nhiều người rắc muối và cánh hoa hồng khô lên nhau thai để nó có mùi dễ chịu hơn.

Đại học sản phụ khoa Hoàng Gia Anh Quốc đã cảnh báo những nguy hiểm của phương pháp liên sinh đối với sức khỏe của trẻ:

“Nếu giữ lại nhau thai một thời gian sau khi sinh, trẻ có nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn từ nhau thai truyền qua dây rốn. Chỉ một thời gian ngắn sau sinh, dây rốn ngưng đập, nhau thai không lưu thông máu và cơ bản nó chỉ là một mô chết.”

Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 6.

Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 7.

Cảnh báo mối nguy hiểm từ trào lưu không cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh - Ảnh 8.

Nếu các bà mẹ lựa chọn phương pháp không cắt dây rốn, các chuyên gia khuyến nghị cần theo dõi trẻ cẩn thận tránh nhiễm trùng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về lợi ích của máu được lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh. Điều khiến cho máu từ dây rốn này có giá trị đặc biệt vì nó có chứa một lượng lớn tế bào gốc được cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào máu.

Tế bào gốc máu ở dây rốn trẻ sơ sinh trẻ hơn và linh hoạt hơn so với tế bào gốc ở người lớn

Máu ở dây rốn có chứa tế bào gốc phôi. Chúng có thể được tạo thành những tết bào chuyên biệt hơn và tự tái tạo gần như vô hạn.

Hiện nay, tế bào gốc được nghiên cứu ứng dụng trong việc tạo ra cơ quan mới trong chữa trị chứng liệt hai chân.

Về lý thuyết, tế bào gốc chữa bệnh bằng cách thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc mang bệnh. Chúng được sử dụng trong cấy ghép tủy xương để điều trị bệnh bạch cầu. Trong trường hợp này, máu của người hiến tặng được lấy theo cách thông thường và được sử dụng để thu thập các tế bào gốc.

Nguồn: Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại