Sau khi sinh mổ lần đầu do thiếu ối, trong lần mang thai thứ 2, người mẹ 35 tuổi không may bị sẩy thai khi được 13 tuần tuổi.
Thời gian sau, chị có bầu nhưng khi thai 8 tuần tuổi thì ngưng phát triển. Ở lần mang thai thứ 4, chị lo lắng khi bác sĩ thông báo bị đái tháo đường thai kỳ.
Dây rốn thắt nút
2 tháng cuối thai kỳ, quá trình siêu âm thấy vòng đầu thai nhi không tăng khiến người phụ nữ 35 tuổi nghi con mắc virus Zika.
Các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương đã tư vấn, trấn an giúp sản phụ không nên quá lo lắng. Khi thai nhi được 39,5 tuần tuổi, thai phụ có mong muốn được sinh mổ.
Khi bé trai kháu khỉnh nặng 3,7 kg với một vòng dây rốn thắt nút, khóc chào đời trong niềm hạnh phúc của thai phụ và các y bác sĩ.
Theo bác sĩ khoa sản BV Hùng Vương, dây rốn là đường dẫn duy nhất mang chất dinh dưỡng và dưỡng khí đến nuôi em bé. Tỷ lệ gặp thắt nút dây rốn cũng rất nhỏ (chỉ 0,2 đến 2,2%) trong các ca sinh.
Nguyên nhân do thai nhi cử động, di chuyển qua các vòng cung dây rốn.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như dây rốn dài, đa ối, kích thước thai nhi nhỏ, thai nhi là bé trai, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, song thai 1 túi ối, có chọc dò ối thai kỳ và đa sản.
Khó xác định chính xác thời điểm tạo thành dây rốn thắt nút. Khi siêu âm 3D/4D thì phát hiện một nút thắt dây rốn tuần 22 có nhiều thuận lợi.
Sau tuần 32 do thai lớn vì thế có nhiều phần dây rốn bị che lấp, khó khảo sát. Tỷ lệ tử vong của thai nhi có dây rốn thắt nút tăng lên 4 lần so với bình thường.