Các tổ chức y tế lâu nay cảnh báo chúng ta về mối nguy hiểm đối với muối ăn. Đó là ăn một lượng lớn muối ăn được cho là gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe, bao gồm huyết áp cao và bệnh tim.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu hàng chục năm nay vẫn còn thiếu chứng cứ thuyết phục cho ý kiến đó.
Thêm nữa, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực sự rằng nếu ăn quá ít muối có thể lại rất huy hại.
Bài báo này đưa ra cái nhìn chi tiết về muối ăn và những tác động đối với sức khỏe của nó.
Muối ăn là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Muối ăn còn được gọi na-tri clo-rua (NaCl). Nó bao gồm 40% na-tri và 60% clo.
Cho đến nay, muối ăn là nguồn na-tri ăn vào lớn nhất, và các từ như "muối" và "na-tri" thường được sử dụng thay thế cho nhau.
Một vài loại muối khác nhau có thể chứa một lượng không đáng kể các chất khác như can-xi, ka-li, sắt và kẽm. I-od thì thường được bổ sung vào muối ăn thành phẩm.
Các chất khoáng thiết yếu trong muối ăn hoạt động như các chất điện giải quan trọng trong cơ thể. Chúng giúp cơ thể cân bằng dịch thể, dẫn truyền thần kinh và thực hiện chức năng của cơ.
Một số lượng nhất định của muối ăn sắn có tự nhiên trong hầu hết các thực phẩm. Muối cũng được thường xuyên bổ sung vào thực phẩm để làm tăng hương vị.
Trong quá khứ, muối được sử dụng để bảo quản thực phẩm. Lượng muối nhiều có thể ngăn ngừa quá trình sinh trưởng của vi khuẩn để không làm hỏng thực phẩm.
Muối được thu hoạch theo 2 cách chính: từ các mỏ muối hoặc bằng cách cho bay hơi nước biển hay nước giàu muối khoáng khác.
Thực tế có sẵn nhiều loại muối ăn. Các loại phổ biến bao gồm muối ăn thường, muối màu hồng Hi-ma-lay-a và muối biển.
Các loại muối khác có thể khác nhau theo vị, cấu trúc và màu sắc. Trong hình trên đây, bên trái là muối biển thô hơn. Còn phía bên phải là muối biển tinh chế.
Trong trường hợp bạn băn khoăn rằng loại nào tốt nhất cho sức khỏe, thì sự thật là tất cả các loại muối đều tương tự nhau.
Tóm tắt
Muối ăn được cấu tạo chủ yếu bởi hai chất khoáng là na-tri và clo, nó giữ nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Muối cósẵn tự nhiên trong hầu hết các thực phẩm, và muối ăn đươc sử dụng rộng rãi để làm tăng hương vị.
Muối tác động đến sức khỏe của tim như thế nào?
Các quan chức y tế đã từng khuyên chúng ta giảm bớt muối ăn đã hàng chục năm nay. Họ nói rằng bạn nên tiêu thụ không nhiều hơn, tốt hơn là ít hơn 2.300 mg na-tri cho 1 ngày.
Lượng này là khoảng 1 thìa cafe, hoặc 6 gam muối (trong muối có 40% na-tri, do đó lượng muối tính bằng gam sẽ là lượng na-tri nhân với 2,5 lần, bằng khoảng 6 gam muối).
Tuy nhiên, khoảng 90% người Mỹ trưởng thành tiêu thụ lượng muối nhiều hơn thế rất nhiều.
Ăn quá nhiều muối được cho là làm tăng huyết áp, do đó làm tăng bệnh tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, còn có nhữngsự nghi ngờ nghiêm túc về ích lợi thực tế của việc hạn chế tiêu thụ na-tri.
Thực tế thì, giảm lượng muối ăn vào có thể làm hạ huyết áp, đặc biệt đối với người đang phải điều trị chứng gọi là tăng huyết áp nhạy cảm với muối.
Một nghiên cứu từ năm 2013 đã phát hiện rằng với những người có huyết áp bình thường, ăn hạn chế muối đã làm giảm huyết ấp tâm thu chỉ 2,42 mmHg và giảm huyết áp tâm trương chỉ 1,00 mmHg.
Kết quả đó giống như đi từ 130/75 mmHg xuống 128/74 mmHg. Đó không phải chính xác cái kết quả ấn tượng mà bạn sẽ hy vọng có được từ việc chịu đựng một chế độ ăn nhạt muối.
Và thêm nữa, từ các kết quả nghiên cứu người ta không tìm thấy chứng cứ rằng việc giảm lượng muối ăn vào sẽ làm giảm đi nguy cơ của đau tim, đột quỵ hoặc tử vong.
Tóm tắt
Ăn hạn chế muối chỉ cho kết quả giảm chút ít về huyết áp. Tuy nhiên, không có chứng cứ rõ ràng về mối liên hệ giữa việc giảm lượng muối ăn vào với đau tim, đột quỵ hoặc tử vong.
Ăn muối ít có thể nguy hại
Có một số chứng cứ cho gợi ý rằng chế độ ăn ít muối có thể là nguy hại thực sự.
Những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bao gồm:
• Cholesterol LDL và mỡ máu tri-gly-xe-rit tăng cao: Hạn chế muối liên quan tới cholesterol LDL (loại "xấu") và mỡ máu tri-gly-xe-rit tăng cao
• Bệnh tim: Một vài nghiên cứu đã báo cáo rằng nếu mỗi ngày ăn ít hơn 3000 mg muối thì có liên quan đến nguy cơ tử vong cao đối với bệnh tim.
• Suy tim: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, hạn chế lượng muối ăn vào đã làm tăng nguy cơ tử vong đối với những người suy tim. Tác động là đáng kể với 160% cao hơn về nguy cơ tử vong đối với những người ăn ít muối.
• Đề kháng in-su-lin: Một số nghiên cứu báo cáo rằng chế độ ăn ít muối có thể làm tăng sự đề kháng đối với in-su-lin.
• Đái tháo đường typ 2: Một nghiên cứu phát hiện rằng trong số những bệnh nhân đái tháo đường typ 2, lượng muối ăn vào ít gắn liền với nguy cơ tử vong tăng lên.
Tóm tắt
Chế độ ăn ít muối có mối liên hệ với nồng độ LDL và mỡ máu tri-gly-xe-rit cao, cũng như với sự tăng lên của sức đề kháng với in-su-lin. Điều đó có thể làm tăng mối nguy cơ tử vong do các bệnh về tim, suy tim và đái tháo đường typ 2.
Ăn nhiều muối có liên quan tới ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là ung thư phổ biến đứng thứ năm trong các loại ung thư.
Đó là nguyên nhân xếp thứ ba đối với tử vong vì ung thư trên toàn thế giới, và nó gây chết tới hơn 70.000 người mỗi năm.
Một vài nghiên cứu quan trắc thấy khẩu phần muối cao liên quan với nguy cơ ung thư dạ dày tăng cao.
Một bài báo tổng hợp từ năm 2012 xem xét dữ liệu của 7 nghiên cứu triển vọng, bao gồm 268.718 người tham gia.
Kết quả đã phát hiện ra rằng, những người với lượng muối ăn vào nhiều thì có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn 68% so với những người ăn lượng muối ít hơn.
Cho dù chưa được hiểu chính xác về lí do và phương thức diễn ra, nhưng có một số lí luận tồn tại như sau:
• Sự phát triển của vi khuẩn: Lượng muối ăn vào nhiều có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, là loại có thể gây nên viêm loét dạ dày. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
• Phá hủy niêm mạc dạ dày: Chế độ ăn nhiều muối có thể phá hủy và gây viêm tấy niêm mạc dạ dày, làm tiền đề cho các chất gây ung thư.
Tuy nhiên, xin hãy nghi nhớ rằng những nhận xét trên là từ các nghiên cứu quan trắc. Các nghiên cứu không thể chứng minh được rằng ăn nhiều muối thì gây ra ung thư dạ dày, mà chỉ cho thấy hai yếu tố đó liên quan chặt chẽ với nhau.
Tóm tắt:
Một vài nghiên cứu quan trắc cho thấy có mối liên quan giữa ăn nhiều muối với nguy cơ ung thư dạ dày tăng cao. Ung thư dạ dày có thể do vài yếu tố khác nữa.
Thực phẩm nào có nhiều muối?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Hầu hết muối ăn trong các chế độ ăn hiện đại đều có nguồn gốc từ các đồ ăn nhà hàng, thực phẩm đóng gói hay thực phẩm chế biến.
Trên thực tế, người ta ước tính khoảng 75% muối ăn trong khẩu phần ăn của người Mỹ có nguồn gốc từ thực phẩm chế biến. Chỉ 25% lượng muối ăn vào là do có sẵn trong thực phẩm hoặc được bổ sung trong khi nấu ăn.
Thực phẩm ăn nhanh mặn, cháo mì ăn liền hay đóng hộp, thịt chế biến, thực phẩm làm chua, nước xốt tương là những ví dụ của các thực phẩm nhiều muối.
Còn có một số thực phẩm tưởng như ít muối, nhưng thực ra lại chứa lượng muối cao đến ngạc nhiên, bao gồm bánh mì, fo-mat truyền thống và một vài loại ngũ cốc chế biến ăn sáng.
Nếu như bạn đang cố gắng cắt giảm lượng muối ăn vào, thìhãy quan tâm các nhãn thực phẩm vì hầu như luôn liệt kê hàm lượng muối.
Tóm tắt
Những thực phẩm nhiều muối bao gồm thực phẩm chế biến, chẳng hạn như đồ ăn nhanh mặn hay các loại cháo mì ăn liền. Một số thực phẩm ít cụ thể hơn như bánh mì và fo-mát truyền thống cũng có thể chứa nhiều muối.
Bạn có nên ăn ít muối hơn không?
Một số người đang có vấn đề về sức khỏe cần thiết nên giảm lượng muối. Nếu bác sỹ của bạn muốn bạn giới hạn lượng muối ăn vào thì bạn chắc chắn nên tuân thủ.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người khỏe mạnh, ăn được hầu hết các thực phẩm nguyên sơ và thô, thì dường như với bạn là không cần thiết phải lo lắng về lượng muối ăn vào.
Trong trường hợp này, bạn hãy cảm thấy thoải mái khi bổ sung muối ăn trong khi nấu nướng, hoặc tại bàn ăn để tăng thêm hương vị.
Ăn cực kỳ nhiều muối có thể nguy hại, nhưng ăn quá ít muối chỉ có thể không tốt đối với sức khỏe của bạn.
Ít hay nhiều là trường hợp thường thấy đối với dinh dưỡng, lượng ăn vào là lựa chọn điểm nào đó nằm giữa hai thái cực nhiều và ít.
*Theo Healthline