Vì sao gọi bệnh Gút là bệnh "nhà giàu"?
Trước đây, bệnh Gút (Gout) được gọi là "bệnh cung đình", bệnh "nhà giàu" hay bệnh "hoàng gia", bởi vì lần đầu tiên bệnh được phát hiện trong các gia đình hoàng tộc ở Châu Âu. Vào thời điểm đó, cuộc sống trong các cung điện rất xa hoa, thịt và các sản phẩm sữa rất phong phú nên các thành phần hoàng tộc thường ăn quá nhiều.
Khi duy trì chế độ ăn uống giàu protein cao trong thời gian dài, cơ thể hấp thụ lượng purine cao, dẫn đến uric acid bất thường trong máu tăng, gây ra bệnh gút.
Bệnh này được miêu tả là "đau một cách thực sự khủng khiếp", nhìn bề ngoài không có vẻ là nặng nề nhưng đêm đến có thể khiến bạn thức trắng vì đau.
Hiện nay, khi việc ăn uống đã trở nên dễ dàng vì thực phẩm phong phú hơn, bệnh gút không phải là bệnh "nhà giàu" nữa mà người bình thường cũng đã mang bệnh, thậm chí số lượng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở nam giới.
Căn cứ theo các số liệu thống kê tại Trung Quốc, ngoài bệnh tam cao (huyết áp, mỡ máu, đường huyết) thì bệnh gút được xếp ở vị trí thứ 4, gọi là tứ cao.
Trong điều kiện bình thường, máu trong cơ thể đã có một số axit uric, nhưng khi chúng có nồng độ nhiều hơn một mức nhất định, axit uric không thể hòa tan và đào thải, chúng sẽ tích tụ lại dưới dạng muối natri lắng đọng ở khớp, sụn và thận, gây ra sự đau thực khủng khiếp.
Có người sau một đêm ngủ dậy, nhìn thấy chân bắt đầu sưng to lên, cảm giác rất đau, nghĩ mãi cũng không biết nguyên nhân bị sưng có thể là do va chạm vào đâu. Nhiều người sau khi nhìn thấy hiện tượng sưng, mới hồi tưởng lại, trước khi phát bệnh, họ đã ăn nhiều hải sản, uống nhiều rượu, những thực phẩm có nguy cơ cao gây ra bệnh gút.
10 điều phải làm để tránh xa bệnh gút
1. Hạn chế ăn trái cây quá ngọt
Người có bệnh gút hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh gút, ngoài việc hạn chế ăn các thực phẩm có chứa lượng purine cao, còn phải hạn chế ăn các loại trái cây có lượng đường cao.
Bởi khi hàm lượng đường trong máu tăng lên, sẽ dẫn đến acid uric tăng nhanh. Ngoài ra, một số đồ uống sản xuất công nghiệp đều có đường và thành phần nước trái cây, sẽ vô tình làm tăng lượng đường dung nạp vào cơ thể, khi uống nước ngọt bạn cũng phải đặc biệt chú ý.
2. Hạn chế ăn các loại gia vị
Bệnh nhân gút mặc dù nhận thức được việc cần phải ăn ít hải sản, nhưng nhiều người không biết nước sốt hàu, nước bào ngư, nước sốt hải sản, nước sốt nấm, nước ép cô đặc và các thực phẩm khác cũng có chứa lượng purin cao.
Một số loại gia vị, nước sốt, đồ ăn phụ có nguồn gốc động vật và hải sản trải qua chế biến, thực ra hàm lượng purine rất cao, tiêu thụ trong một thời gian dài sẽ nhanh chóng làm tăng axit uric, dẫn đến sự khởi phát của bệnh gút.
3. Cà phê và trà đặc góp phần tăng nặng bệnh gút
Bản thân trà đặc, cà phê và một số loại đồ uống khác không làm tăng lượng purine, nhưng có vai trò kích thích dây thần kinh tự trị, từ đó làm tăng khả năng khiến bệnh gút trở nên nặng hơn.
4. Không uống rượu vang
Hầu hết bệnh nhân gút đều biết rằng họ không được uống bia, vì bia có purine. Nhưng một số người nghĩ rằng rượu vang đỏ không có purine, bệnh nhân có thể uống, trên thực tế, điều này là sai. Vì rượu nho có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ purine khi uống rượu cùng với các loại thực phẩm "nhắm" khác. Từ đó làm gia tăng khả năng mắc gút.
Rượu thúc đẩy quá trình bài tiết acid uric, tăng nguy cơ mắc gút hoặc nguy cơ acid uric cao.
Những hình ảnh bệnh gút rất đáng sợ, đau đớn là điều hiển nhiên (Ảnh minh họa)
5. Ăn ít rau mầm, quả chế biến
Nhiều người nghĩ rằng ăn nhiều thịt có hàm lượng purine cao, nên sẽ chuyển qua ăn nhiều rau thay thế. Nhưng bản thân rau không phải tất cả đều giống nhau. Các loại rau ăn hoa, rau chân vịt, nấm và các loại rau mầm đều có lượng purine nhất định, vì vậy vẫn phảikiểm soát lượng rau ăn vào.
6. Hạn chế ăn cà chua
Người bị bệnh gút nếu ăn nhiều cà chua, bệnh sẽ tăng nặng. Theo quan niệm của Đông y, bệnh gút vốn có nguồn gốc từ việc dư thừa lượng nước, độ ẩm quá cao trong cơ thể, đào thải không hết nên bệnh tăng nặng. Cà chua là thực phẩm thuộc lạnh, ăn vào không có lợi. Nên ăn những thực phẩm có tính ấm nhiều hơn.
7. Hạn chế ăn ngũ cốc thô
Các loại ngũ cốc thô thường có hàm lượng purine purine tương đối nhiều, nếu ăn quá nhiều thực phẩm như ngô, kiều mạch, ngũ cốc nguyên chất… có thể gây ra acid uric máu cao.
Bàn tay biến dạng của bệnh nhân gút (Ảnh minh họa)
8. Ăn ít nội tạng động vật và cá
Bị viêm khớp do gút bất kể ở giai đoạn khởi phát cấp tính hoặc giai đoạn mãn tính, cần phải chú ý đến việc kiểm soát lâu dài về hàm lượng purine trong thực phẩm, hạn chế các món ăn như nội tạng động vật, cá mòi, cá cơm, cá thu, tôm.
9. Uống nhiều nước, kể cả khi ăn lẩu
Muốn phòng bệnh gút thì khi ăn lẩu nên uống nước nhiều hơn ăn cái. Bạn cũng có thể uống nước trà pha loãng để tăng cường bài tiết. Nên uống đủ nước, ưu tiên nước lọc. Uống nước là cách tốt nhất để thúc trao đổi chất, đào thải acid uric nhanh hơn, giảm nhẹ tình trạng bệnh.
10. Chế độ ăn uống protein thấp
Bệnh nhân gút nên chọn sữa, phô mai, sữa bột và sữa nguyên chất có lượng đạm thấp. Bởi vì đây là thực phẩm chứa axit amin thiết yếu giàu chất đạm chất lượng cao, có thể cung cấp nhu cầu của quá trình trao đổi chất và tạo mô cơ, nhưng có rất ít purine, hầu như không có tác dụng phụ trên bệnh gút.
Riêng sữa chua chứa nhiều axit lactic, vì vậy không nên uống.
*Theo Health/Sohu
Xem thêm: