Căn bệnh đáng sợ của 300 triệu người năm 2017: Làm gì khi thuốc Tây khó trị dứt điểm?

Master Lê Thái Bình - Giám đốc Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt |

Quyết định tự sát xuất phát từ niềm tin phi lý rằng tâm trạng của bạn không có cách nào cứu vãn. Đây là yếu tố then chốt khởi phát ý muốn tự sát.

Nếu là những người đứng ngoài căn bệnh trầm cảm, có bao giờ bạn tự hỏi: "Tại sao u uất lại có khi khiến người ta tự sát"? Nếu là người không may rơi vào hố đen của căn bệnh trầm cảm, bạn có biết làm thế nào để ngừng nỗi bi quan u ám đang bao trùm tâm trí mình?

Bài viết dưới đây dành cho những ai quan tâm đến căn bệnh của thế kỷ 21: "Luận giải năng lượng tâm thức - Thiền trong trị liệu trầm cảm" của Master Lê Thái Bình - Giám đốc Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt, thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.

Trầm cảm là căn bệnh - không đơn giản chỉ là nỗi buồn

Nhiều người nghĩ trầm cảm không quá nghiêm trọng và dễ nhầm lẫn sang nỗi muộn phiền. Đôi khi sự đánh giá sai lệch này khiến bản thân bệnh nhân càng bị tổn thương và khép mình lại. 

Không chỉ đơn giản là một trạng thái buồn bã trong một thời gian ngắn, trầm cảm bám vào bệnh nhân làm cho họ cảm thấy kém cỏi, mệt mỏi và mất hứng thú trong cuộc sống. Trầm cảm đưa họ vào trạng thái tuyệt vọng kéo dài, khiến họ có thể có những hành vi vô cùng tiêu cực, thậm chí tự tử. 

Theo công bố của WHO năm 2017, trầm cảm đứng đầu danh sách những nguyên nhân gây ra tình trạng ốm yếu, bệnh tật, tàn tật, chứ không phải bệnh tim mạch và ung thư! Trên 300 triệu người đang phải sống chung với trầm cảm, và một nửa trong số đó không nhận được sự điều trị thích hợp.

Một khi người trầm cảm đã bắt đầu nhìn thế giới qua lăng kính đen tối thì não bộ sẽ có xu hướng duy trì tâm trạng tiêu cực. Trầm cảm khiến người ta nhạy cảm hơn về cảm xúc: Coi những lời nhận xét vô tâm đều là những lời coi thường gây tổn thương, biến những căng thẳng thường trực trong cuộc sống trở thành nỗi bất an khó lý giải... 

Sự nhạy cảm đặc biệt này còn được củng cố thêm bởi những hooc-môn gây căng thẳng như cortisol - xuất hiện khi căng thẳng stress và chỉ biến mất sau khi tâm trạng đã bình ổn.

Tuy nhiên, với những ai bị trầm cảm "ghé thăm" thường xuyên thì những hooc-môn căng thẳng không có cơ hội biến mất bởi họ luôn bị u sầu. Hậu quả là càng nhiều hooc-môn căng thẳng được giải phóng ra khiến bản thân mỗi người càng nhạy cảm và tiêu cực. Cái vòng tròn luẩn quẩn cứ tiếp tục không ngừng, đôi khi nó trở nên tồi tệ đến mức người ta tự thu mình trong phòng tối, muốn tự giải thoát cho mình để không phải tiếp tục bước ra ngoài cuộc sống quá bế tắc kia.

Căn bệnh đáng sợ của 300 triệu người năm 2017: Làm gì khi thuốc Tây khó trị dứt điểm? - Ảnh 2.

Trầm cảm đưa não bộ vào một trạng thái đông cứng, làm tê liệt mọi sự sáng tạo và khiến cảm xúc trở nên trơ lì. Khả năng cảm nhận của ta cùn nhụt đi, óc phán đoán và sự tập trung mất dần. Ảnh minh họa.

Thuốc Tây có điều trị dứt điểm được bệnh trầm cảm?

Y học hiện đại đã khám phá ra rằng, trầm cảm có thể là hậu quả của việc rối loạn hóa học trong não bộ do việc thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh. Trong gần 5 thập kỷ vừa qua các bác sĩ đã kê đơn thuốc cho bệnh nhân trầm cảm nhằm tăng lượng chất dẫn truyền serotonin và những chất liên quan đến dopamine về mặt hóa học. 

Tuy nhiên, sự thực kiểm chứng cho thấy, những loại thuốc này chỉ có thế giúp cân bằng các hooc-môn trong não bộ để loại bỏ cảm giác tiêu cực chứ không thể tạo ra các cảm xúc tích cực và động lực vui vẻ cho người trầm cảm. Bên cạnh đó, không ít người gặp phản ứng phụ với thuốc chống trầm cảm: chứng ảo thanh, tăng cân, buồn nôn, khó ngủ, chán ăn...

Quan trọng hơn, các thuốc chống trầm cảm luôn phải mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Thông thường lượng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ thay đổi ngay sau khi thuốc ngấm vào máu, tức là chỉ vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, luôn phải mất ít nhất 3-4 tuần thì bệnh nhân mới thông báo tình trạng tinh thần đã được cải thiện. Điều này khiến không ít bệnh nhân bị trầm cảm nặng không thể kiên nhẫn và chờ đợi cho hết bế tắc trước khi thuốc kịp phát huy tác dụng. 

Sự thực đáng buồn luôn diễn ra, không ít bệnh nhân dù đang sử dụng thuốc nhưng vẫn không thể vượt qua được căn bệnh này.

Căn bệnh đáng sợ của 300 triệu người năm 2017: Làm gì khi thuốc Tây khó trị dứt điểm? - Ảnh 3.

Quan trọng nhất khi điều trị trầm cảm không đến từ thuốc, càng không phải lời động viên quan tâm từ người thân mà chính là bản lĩnh của mỗi người.

Trầm cảm khiến não bộ hoạt động suy giảm, với bệnh nhân bị nặng, có thể nói não bộ dường như đóng băng, điều đó khiến cơ thể bi suy sụp, mất hết động lực để quay lại trạng thái hoạt động. Sự lãnh đạm và tê liệt, bao trùm và kiểm soát toàn bộ, cho nên nếu bệnh nhân trầm cảm không làm gì cả để tự cứu mình, đồng nghĩa với việc để cho não bộ tiếp tục bị "đóng băng" và dễ dẫn đến nguy cơ trì trệ vĩnh viễn.

Trong những cơn trầm cảm nặng, thuốc dường như chỉ là phương tiện đẩy bộ não ra khỏi trạng thái bất động. Còn để cải thiện tâm trạng tích cực, điều quan trọng là sự phối hợp kép: Một mặt nhẹ nhàng kích thích não bộ bằng các thuốc cân bằng hoocmon, mặt khác rèn luyện cho não bộ khả năng tự làm chủ và điều chỉnh cảm xúc.

Căn bệnh đáng sợ của 300 triệu người năm 2017: Làm gì khi thuốc Tây khó trị dứt điểm? - Ảnh 4.

Cuộc đời sẽ không còn là một cơn ác mộng khủng khiếp nếu bạn hiểu và làm chủ cảm xúc của chính mình.

Từ thời Hy Lạp cổ đại cũng như trong nhiều nền văn hóa, con người đã hiểu rằng, trạng thái tĩnh tâm an định chính là một món quà tuyệt vời có thể đạt được thông qua học và luyện tập. 

Khi một vị đại sư quan sát và đếm hơi thở của mình, khi một Yogi lặp đi lặp lại một động tác yoga, khi một tín đồ Thiên Chúa đắm mình trong lễ cầu nguyện, ấy là khi họ đang hành thiền và hướng nhận thức đến một sự tập trung đơn giản để giải phóng tâm trí. Theo cách này, họ kiểm soát suy nghĩ của họ, không nghĩ đến những bận tâm hàng ngày, làm cho não bộ thanh thản và thân thể thư giãn.

Thiền khai mở năng lượng tâm thức - cánh cửa an định làm chủ cảm xúc, đẩy lùi trầm cảm

Các nhà thần kinh học đã chứng minh, khi thiền, suy nghĩ tĩnh tại, các cơ bắp được thư giãn, hoạt động điện não chuyển sang nhịp độ ổn định hơn gọi là sóng alpha. Sóng alpha làm tăng cường khả năng sáng tạo, trí nhớ, khả năng tập trung, làm giảm stress, từ đó giúp bạn tìm lại cảm hứng sống và làm việc. 

Khi hành thiền, nguồn năng lượng tích cực được cơ thể hấp thụ qua các trung tâm năng lượng tác động làm giảm hooc-môn căng thẳng và kích hoạt phản ứng thư giãn của não bộ. Việc sử dụng oxygen của não bộ cũng giảm. Đó là lý do khiến hành thiền được cho là có thể tăng cường hệ miễn dịch.

Năng lượng có được nhờ hành thiền mỗi ngày là một liều thuốc tự nhiên giúp bạn quan sát, thấu hiểu và làm chủ cảm xúc của chính mình, đồng thời mang lại những cảm xúc tích cực giúp bạn dần lấy lại cảm giác an nhiên, tự do, tự tại trong cuộc sống. Quan trọng, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề tái phát trầm cảm trong tương lai nếu kiên trì hành thiền mỗi ngày.

Căn bệnh đáng sợ của 300 triệu người năm 2017: Làm gì khi thuốc Tây khó trị dứt điểm? - Ảnh 5.

Bạn hoàn toàn có thể chiến thắng được căn bệnh này nhờ sức mạnh tâm thức của chính mình. Hãy làm chủ cảm xúc. Đừng để trầm cảm hạ gục bạn!

Quyết định tự sát xuất phát từ niềm tin phi lý rằng tâm trạng của bạn không có cách nào cứu vãn. Đây là loại cảm giác tuyệt vọng phi thực tế - yếu tố then chốt khởi phát ý muốn tự sát. 

Với những kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng bạn hoàn toàn có thể chiến thắng được căn bệnh này nhờ sức mạnh tâm thức của chính bạn. Do đó, điều bạn cần là tìm ra phương pháp trị liệu đúng đắn, chứ không phải tự sát để chấm dứt mọi chuyện.

Thiền có thể kết hợp với thuốc điều trị nhưng thay vì phụ thuộc vào thuốc, thiền giúp bạn có những kỹ năng kiểm soát, cân bằng cảm xúc lâu dài và toàn diện hơn. Trên hết, khi thực hành thiền, người trầm cảm cần có niềm tin và kiên trì theo đuổi phương pháp mình đã chọn. Chấp niệm còn tồn tại sẽ là cản trở cho tâm thức được giải phóng.

Khi bạn có suy nghĩ rằng cuộc sống này thật tồi tệ, hãy nhìn về phía bản thân mình. Có phải bạn nên làm gì để tự cứu chính mình không? Nếu vấn đề nằm ở cảm xúc, tại sao không học cách làm chủ nó?

Master Lê Thái Bình, Người sáng lập, Giám đốc Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt - Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người cũng đang chủ trì khóa học "Thiền Việt điều trị Trầm cảm", dành cho mọi đối tượng mắc chứng trầm cảm từ thể nhẹ đến thể nặng, từ 6 tuổi trở lên.

Anh cho biết, thực hành thiền đúng cách mang lại những tác dụng tốt trong trị liệu trầm cảm:

- Có thể đối diện với bản thân, làm chủ cảm xúc

- Thoát khỏi suy nghĩ và ám ảnh tiêu cực

- Có cảm giác yêu thương trân quý cuộc sống

- Ổn định thể chất

- Hỗ trợ điều trị các biểu hiện bệnh lý do trầm cảm gây ra

- Giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc Tây

- Nắm được phương pháp thiền tập để duy trì tại nhà - đẩy lùi trầm cảm tái phát

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại