Gan đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy chuyển hoá của cơ thể bao gồm giải độc các chất có hại, làm sạch máu và sản xuất các chất dinh dưỡng quan trọng. Xơ gan là một giai đoạn cuối của sẹo hóa (xơ hóa) của gan gây ra bởi nhiều dạng bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan, gan nhiễm mỡ và chứng nghiện rượu kinh niên.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm chậm tiến trình xơ gan, trong khi vẫn giữ được gan và toàn thân khỏe mạnh.
Gan là cơ quan duy nhất có thể tái sinh và tự lành. Xơ gan xảy ra do quá trình đáp ứng với tổn thương gan. Mỗi lần gan bị thương tổn, gan sẽ tự sửa chữa và tự hồi phục. Trong quá trình tự sửa chữa này, các mô sẹo sẽ hình thành.
Khi xơ gan tiến triển, ngày càng có nhiều mô sẹo khiến gan mất dần chức năng hoạt động và tiến đến xơ gan mất bù. Xơ gan thường không thể hồi phục trở lại, nhưng nếu xơ gan được chẩn đoán sớm và nguyên nhân được điều trị triệt để, sự tiến triển tổn thương thêm của gan có thể bị hạn chế.
Xin cung cấp cho độc giả những thực phẩm nên ăn và những thứ cần phải tránh nếu bạn có xơ gan.
Chế độ ăn kiêng và các lời khuyên về dinh dưỡng cho người bị xơ gan
Hạn chế muối: Muối giữ nước, có thể gây ra những vấn đề khác cho bệnh nhân xơ gan. Điều quan trọng là hạn chế lượng muối ăn vào dưới 2.000mg/ngày hoặc ít hơn. Bạn có thể làm điều này bằng cách tránh thức ăn mặn, tự nấu ăn cho mình, đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận, tránh các thực phẩm ăn nhanh và giảm ăn thịt đỏ.
Theo dõi lượng calo và protein: Bệnh nhân xơ gan có thể cần thêm calo và protein, do bệnh nhân mất đi cảm giác thèm ăn kèm buồn nôn hoặc nôn dẫn đến giảm cân. Nên ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn có thể giúp lấy lại sức khỏe trong khi bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bị mất bao gồm calo và protein.
Protein nên được chọn từ các nguồn thực vật vì nguồn protein có nguồn gốc từ thịt gây khó khăn cho chuyển hóa của gan.
Tránh uống rượu: Trong nhiều trường hợp, cồn là nguyên nhân chính gây ra xơ gan, vì vậy, tiếp tục uống rượu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng xơ gan. Cần tránh uống rượu với mọi giá.
Hạn chế chất béo: Một chế độ ăn uống có chất béo cao làm tồi tệ hơn xơ gan do nó góp phần vào bệnh gan nhiễm mỡ - là một nguyên nhân khác gây xơ gan. Không quá 30% calo đến từ mỡ trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Hạn chế chất béo vì sẽ làm tình trạng xơ gan trở nặng hơn.
Tránh các đồ uống có chứa caffein: Các đồ uống có cafein làm xấu đi tình trạng bệnh gan có sẵn.
Thay đổi lối sống làm giảm các triệu chứng xơ gan
Thay đổi lối sống đóng một vai trò quan trọng trong làm chậm tiến triển bệnh xơ gan và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bệnh nhân xơ gan cần tích cực:
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Một số dạng bệnh gan bao gồm xơ gan liên quan đến sự tích tụ chất béo.
Giảm nguy cơ bị viêm gan: Không dùng chung kim tiêm, đảm bảo rằng bạn đã chủng ngừa viêm gan b và C đồng thời phải nhận thức được nguy cơ viêm gan khi đi du lịch nước ngoài.
Tránh nhiễm khuẩn: Xơ gan làm giảm sức đề kháng chống lại tình trạng nhiễm trùng. Tránh những người bị bệnh lây nhiễm và rửa tay thường xuyên.
Không hút thuốc lá: Các thành phần có trong khói thuốc lá chất độc cho gan.
Tránh các hành vi tình dục nguy hiểm: Tránh có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không được bảo vệ vì có thể làm tăng nguy cơ viêm gan do virut và các bệnh nhiễm trùng khác.
Quản lý tốt các chỉ số sức khỏe khác: Kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường máu bởi vì tất cả các rối loạn các chỉ số vừa nêu đều có thể gây hại cho gan.
Tránh các loại thuốc có hại: Chú ý tránh các thuốc được chuyển hóa qua gan vì một số loại thuốc có thể làm nặng tình trạng bệnh gan đang sẵn có.
Thực đơn mẫu cho người bệnh gan
Bữa sáng: Bát yến nấu với sữa và một ít trái cây.
Bữa ăn giữa ngày: Sandwich với lát mỏng thịt gà hoặc bánh sandwich với bơ đậu phộng hoặc sữa chua ít chất béo và hai bánh quy.
Ăn trưa: Quả tươi hoặc giá đỗ, cơm, 1 bát rau luộc hoặc rau xào như đậu, bông cải xanh hoặc cà rốt, thịt gà và cốc sữa chua.
Buổi ăn nhẹ buổi tối: Hoặc là trái cây nhỏ hoặc một tách sữa.
Bữa tối: Cơm gạo nấu với rau luộc và salad xào.
Nếu bạn bị xơ gan hoặc một loại bệnh gan khác, bác sĩ của bạn sẽ giới thiệu bạn đến với một chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn xây dựng một thực đơn ăn uống được cá nhân hóa để giúp điều trị hỗ trợ trong khi vẫn tiếp tục điều trị xơ gan theo thuốc kê toa và chỉ dẫn của bác sĩ.