Tác dụng của mồ hôi
Trao đổi về vấn đề vì sao mùi cơ thể của người này lại nặng hơn của người kia Th.BS Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay, mồ hôi có thành phần chính chủ yếu là nước và một số thành phần khác.
Nhiều người hiện nay vẫn cho rằng, mồ hôi tham gia vào quá trình bài tiết của cơ thể loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên, một vai trò quan trọng bậc nhất của mồ hôi là điều hòa thân nhiệt.
Khi mồ hôi được tiết ra, bay hơi sẽ mang đi nhiệt lượng để làm mát cho cơ thể. Đây cũng chính là lý do vì sao mùa hè mồ hôi lại tăng tiết dịch nhiều hơn giúp cho cơ thể trở nên mát mẻ hơn.
Nhiều bệnh nhân phải tới cầu cứu bác sĩ vì mùi cơ thể.
Mỗi một cơ thể lại có mùi khác nhau, theo bác sĩ Sơn là do những lý do dưới đây:
1. Tuyến mồ hôi
Mồ hôi có hai tuyến: tiết dầu và tiết nước. Tuyến tiết dầu, thành phần chính chủ yếu là dầu, axit béo. Mùi của mồ hôi thường là do tuyến tiết dầu sinh ra. Nhóm thứ 2, là tuyến mồ hồi tiết nước, thường không có mùi.
Người có tuyến mồ hôi tiết dầu nhiều hơn so với người khác sẽ có mùi cơ thể nhiều hơn với người khác. Tỷ lệ tuyến hồ hôi tiết dầu và tiết nước không phải là hằng định giống nhau mà có thể khác nhau ở từng cá thể.
"Bản thân mồ hôi khi tiết ra thường không có mùi. Nhưng khi, nó đổ lên trên bề mặt da (luôn có vi khuẩn), những vi khuẩn có sẵn trên bề mặt da chuyển hóa chất béo (sản phẩm có trong tuyến mồ hôi tiết dầu) tạo thành một số chất có chứa amoniac, khi đó mồ hôi sẽ có mùi", bác sĩ Sơn nói.
2. Vệ sinh chứa sạch sẽ
Mùi của mồ hôi sẽ tăng lên nếu như người đó vệ sinh cơ thể không sạch, vi khuẩn nhiều khi mồ hôi tiết ra sẽ nặng mùi hơn. Hoặc hệ vi khuẩn của người này khác với vi khuẩn của người khác, con vi khuẩn của người này khác với vi khuẩn của người khác sẽ tạo ra những mùi khó chịu khác nhau.
"Nếu như vệ sinh không sạch sẽ khiến cho có thể có mùi rất khó chịu của mùa hè lẫn mùa đông. Có những người mùi cơ thể mùa đông nặng hơn mùa hè là do mặc áo quá nhiều nhiều vi khuẩn có điều kiện phát triển mồ hôi nặng hơn và ra nhiều", bác sĩ Sơn lưu ý.
3. Ăn uống
Bác sĩ Sơn cho biết, ăn uống có liên quan trực tiếp tới mùi của cơ thể. Một số thức ăn gây ra mùi cơ thể như: hành tỏi, cà ri, thuốc kháng sinh…
Để giảm mùi cơ thể theo chuyên gia da liễu cần lưu ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày giúp giảm số lượng vi khuẩn có trên da. Hạn chế ăn những thực phẩm gây mùi như: tỏi, hành, cà ri… Vào những ngày nắng nóng nên mặc quần áo thoáng mát để giảm tăng tiết mồ hôi.
Trong trường hợp mồ hôi ra quá nhiều, có mùi khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống thì nên đi khám để loại trừ nguy cơ bệnh lý cơ thể nếu có. Khi đã loại trừ được nguyên nhân bệnh lý các bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị mùi cơ thể theo từng vị trí tăng tiết mồ hôi.
Mồ hôi dầu, mồ hôi muối do đâu?
Bác sĩ Sơn cho biết: "Như tôi đã lý giải ở trên tuyến mồ hôi có hai loại dầu và muối. Tuyền dầu sẽ sinh ra các chất béo còn tuyến nước sinh ra chủ yếu là nước và muối. Người có tuyền mồ hôi dầu tiết nhiều hơn sẽ sinh ra mồ hôi dầu còn người tuyết mồ hôi muối tiết nhiều hơn sẽ sinh ra mồ hôi muối".
Đọc thêm bài cùng tác giả Ngọc Minh, tại đây.