BS Lê Thị Kim Dung: Những người bị sùi mào gà nên biết điều này để đừng quá lo sợ!

Thái Hà (ghi) |

Bệnh sùi mào gà là do virus u nhú (Human Papilloma viết tắt là HPV) gây ra. Có hàng trăm tuýp HPV, riêng u nhú gây ra sùi mào gà thuộc nhóm không phải điển hình gây ung thư.

Nhiều thông tin cho rằng sùi mào gà là căn bệnh dễ lây nhiễm, dễ tái phát, không thể chữa khỏi dứt điểm và có khả năng gây ung thư cao. Dưới đây là quan điểm của BS Lê Thị Kim Dung (Khoa sản - phụ khoa, Trung tâm Y tế Thái Hà) về căn bệnh này.

BS Lê Thị Kim Dung: Những người bị sùi mào gà nên biết điều này để đừng quá lo sợ! - Ảnh 1.

BS Lê Thị Kim Dung

PV: Thưa BS, tìm hiểu trong một diễn đàn lớn dành cho cha mẹ, tôi thấy những trường hợp mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như sùi mào gà không phải là ít. Nhiều người rất lo ngại đến khả năng sùi mào gà biến chứng gây ung thư. Xin BS cho biết khả năng này có cao không?

Bệnh sùi mào gà là do virus u nhú (Human Papilloma viết tắt là HPV) gây ra. Có hàng trăm tuýp HPV, riêng u nhú gây ra sùi mào gà thuộc nhóm không phải điển hình gây ung thư.

Những người bị sùi mào gà nên biết tin này để đừng quá lo sợ!

Tất nhiên, cơ thể con người cũng có những ái lực nhất định với những type HPV nên nó có thể thuận lợi hơn trong việc gây ra nguy cơ ung thư so với những type khác, hoặc so với những người không bị, nhưng không thể nói riêng sùi mào gà gây ra ung thư được.

PV: Bệnh sùi mào gà có dễ tái phát không? Khả năng chữa dứt điểm được bệnh có cao không, thưa BS?

Giống như các bệnh virus khác, khi người nhiễm đạt đến 1 mức độ nào đó thì cơ thể tự có kháng thể để không phát thành bệnh. Vì thế khả năng tái phát không phải lúc nào cũng xảy ra.

Tái phát hay không là do khả năng miễn dịch của cơ thể. Có trường hợp, chồng có virus nhưng không phát bệnh nhưng vợ anh ta bị lây bệnh thì lại thấy sùi. Xảy ra trường hợp này là do hệ miễn dịch của người chồng tốt hơn nên vẫn đang là người lành mang virus, còn vợ hệ miễn dịch yếu nên bị phát bệnh.

Vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ chung, nếu vì lo lắng mà không ăn, không ngủ được thì sẽ ảnh hưởng đến miễn dịch và ngược lại. Khi hệ miễn dịch không tốt sẽ là điều kiện khiến bệnh có cơ hội tái phát.

Trong thực tế điều trị tôi nhận thấy, nhiều trường hợp chỉ đốt một lần, và kháng thể của người bệnh tốt, thì sùi mào gà sẽ không mọc tiếp. Có những trường hợp đốt tới 3, 4 lần mới có thể không gặp tiếp. Cũng có những người vài năm sau lại có 1 lần xuất hiện, nhưng những trường hợp này thực ra rất hiếm.

PV: Tôi đọc được một số khuyến cáo về việc dùng chung khăn mặt, bồn tắm trong khách sạn, nhà nghỉ có thể dẫn đến khả năng bị lây nhiễm sùi mào gà. Theo BS, khả năng này có cao không?

Cảnh cáo đến mức như thế, tôi cho là hơi thái quá. Nhưng có một nguy cơ rất nặng mà tôi nghĩ nhiều người Việt mắc, đó là quên không rửa tay.

Nhưng có một nguy cơ người Việt sẽ bị rất nặng, đó là quên không rửa tay. Tức là khi chạm vào điểm bị sùi nhưng không có thói quen rửa tay thì sẽ dẫn đến việc virus còn tồn tại ở tay và gây lây nhiễm sang điểm khác trên cơ thể, hoặc lây nhiễm cho người khác.

PV: Trong gia đình có người mắc sùi mào gà thì làm thế nào không lây nhiễm sang cho các thành viên khác, thưa BS?

Trước tiên là phải rửa tay thường xuyên.

Thứ 2 là phải điều trị những điểm sùi triệt để để virus không dễ dàng phát tán. Những đầu sùi thường chứa cực kỳ nhiều virus, khả năng lây nhiễm từ đó rất nhiều. Nếu không huỷ đi, nó sẽ phát triển mạnh mẽ, gây hôi và chạm vào dễ chảy máu. Vì thế, BS thường chỉ định huỷ nó đi để ngăn ngừa sự phát triển của sùi mào gà và tránh lây lan từ điểm này sang điểm khác.

Thứ 3, nếu có đụng chạm vào điểm bị sùi của bệnh nhân thì phải đeo găng tay.

PV: Thưa BS, có giải pháp nào để phòng tránh căn bệnh sùi mào gà không?

Có thể phòng tránh lây nhiễm sùi mào gà bằng cách tiêm vắc xin. Ở Mỹ cho phép tiêm vắc xin cho trẻ em từ 9 tuổi trở lên. Loại vắc xin này phòng được 4 tuýp HPV trong đó có tuýp gây sùi mào gà. Ở Việt Nam loại vắc xin này mới cho phép tiêm cho nữ từ 9 đến 26 tuổi.

PV: Nếu đã mắc sùi mào gà thì có tiêm được vắc xin này không?

Đây là câu hỏi khá sâu về chuyên môn. Virus HPV là virus tại chỗ, không thể phát hiện bệnh bằng biện pháp lấy máu để tìm virus mà phải tìm virus trên những tổn thương.

Khi tiêm vắc xin, tức là tạo ra kháng thể toàn thân, giống như là dùng quân đánh bao vây toàn thể cho một địa điểm bị địch tấn công. Về lý thuyết, điều này hoàn toàn đúng, nhưng khi kiểm chứng thì chưa phải hoàn hảo và chưa đủ giúp thầy thuốc chắc chắn 100% để có thể đưa loại vắc xin đó vào như là 1 giải pháp điều trị. Nhưng đây là một giải pháp có thể cân nhắc và nghĩ đến.

Hình ảnh bệnh sùi mào gà

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại