Bổ sung canxi không đúng cách, bé 20 tháng tuổi đái ra máu: Những lưu ý của bác sĩ

Ngọc Anh |

Bổ sung canxi là cách làm của nhiều bố mẹ vì họ tin rằng cung cấp đủ canxi sẽ giúp con có bộ xương chắc khỏe và chiều cao lý.

Sỏi do bổ sung canxi

Thông tin về bé gái Tiểu Nam (20 tháng tuổi, Quảng Châu, Trung Quốc) nhập viện trong tình trạng đái máu, bụng phình to. Bác sĩ kết luận bé bị tắc niệu đạo do sỏi thận.

Qua kiểm tra cận lâm sàng phát hiện toàn bộ hai bên thận của bé phù nề ứ nước, trong khoang thận có nhiều dị vật được chuẩn đoán là sỏi thận, toàn bộ hai niệu quản bị tắc nghẽn bởi nhiều viên sỏi kích cỡ khác nhau, viên to nhất có đường kính lên đến 2cm.

Qua tìm hiểu mẹ bé cho biết, bé sinh non khi chưa đủ tháng nên còi cọc và phát triển kém. Bản thân hai vợ chồng cũng không cao nên lo lắng bé không phát triển bình thường. Sau sinh 10 ngày mẹ bé đã mua viên canxi nghiền thành bộ pha vào sữa cho bé uống hàng ngày.

Bổ sung canxi không đúng cách, bé 20 tháng tuổi đái ra máu: Những lưu ý của bác sĩ - Ảnh 1.

Bé 20 tháng đái ra máu do mẹ bổ sung canxi

Tuy nhiên, thời gian gần đây bé thường xuyên quấy khóc đêm. Khi tới bệnh viện bác sĩ cho biết, bé bị sỏi thận và nghi ngờ có thể do bổ sung canxi thái quá. Bố mẹ của Tiểu Nam đã hết sức lo lắng. May mắn, Tiểu Nam cấp cứu điều trị kịp thời tránh nguy cơ suy thận mãn tính.

PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, canxi là nguyên tố có nhiều nhất trong cơ thể và canxi tập trung ở xương và răng là chủ yếu. Canxi đóng góp vào sự tăng trưởng của hệ xương răng cũng như hình thành tế bào.

Nhu cầu canxi rất cao theo khuyến nghị người lớn cần khoảng hơn 1000 đơn vị canxi mỗi ngày. Ở trẻ nhỏ lượng canxi cần nhiều hơn. Tuy nhiên, hấp thụ canxi qua thức ăn rất ít. Khoảng 40 – 60 % nhu cầu canxi hàng ngày có thể được cung cấp do thức ăn.

Các bác sĩ thường xuyên khuyến cáo cần bổ sung đầy đủ canxi. Đặc biệt, là những đối tượng ở nhóm trẻ sơ sinh, trẻ em độ tuổi đang lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú... Tuy nhiên, việc bổ sung canxi không đúng có thể gây ra hệ lụy, đặc biệt liên quan đến việc hình thành sỏi trong cơ thể.

PGS Dũng cho biết, bổ sung canxi cũng cần phải được chỉ định của bác sĩ.

Canxi có tạo sỏi thận?

Theo bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Quang Cừ, Bệnh viện Đa khoa An Việt việc hình thành sỏi thận có nhiều nguyên nhân. Việc bổ sung canxi tạo sỏi theo bác sĩ Cừ cần hiểu cho đúng.

Sỏi thận hình thành từ muối oxalat và muối này hình thành trong nước tiểu có thể là lắng đọng của tinh thể canxi và axit uric. Những người hấp thụ canxi kém thường có nguy cơ bị sỏi thận nhiều hơn.

Sỏi thận là một bệnh rất thường gặp và khi đã bị sỏi thận, nguy cơ tái phát là 50%. Ở trẻ nhỏ do các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như: rối loạn enzyme, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria),... khiến trẻ dễ bị tăng nguy cơ sỏi thận.

Bổ sung canxi không đúng cách, bé 20 tháng tuổi đái ra máu: Những lưu ý của bác sĩ - Ảnh 2.

BS Nguyễn Quang Cừ, Bệnh viện Đa khoa An Việt

Các thói quen ăn nhiều thức ăn nhanh, chứa nhiều muối, ít uống nước, ít vận động, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất như: canxi, vitamin C… nếu trẻ có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa thì nguy cơ tạo sỏi có thể xảy ra.

Khi trẻ có các biểu hiện đau bụng là do sỏi kẹt ở niệu quản, vùng chậu, kèm theo buồn nôn hay nôn ói, tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu đục, tiểu có máu và trẻ sốt nhẹ cần nghĩ có thể trẻ bị sỏi thận. Điều lưu ý, đối với trẻ bị sỏi thận thường đau bụng, đi tiểu ra máu chiếm khoảng 33-99%.

Điều trị sỏi thận hiện nay, bác sĩ Cừ cho biết y học đại có nhiều phương pháp chữa sỏi thận, được áp dụng nhiều nhất bây giờ là tán sỏi. Tùy thuộc vào sỏi thận cấp độ nặng hay nhẹ, kích thước của viên sỏi mà bác sĩ sẽ phương pháp tán sỏi phù hợp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại