Dù bận rộn đến mấy, những bữa cơm gia đình vẫn là thứ không thể thiếu. Không chỉ là nấu nướng những món ăn mà các thành viên trong gia đình thích, cùng nhau ăn cơm còn gắn kết tình cảm gia đình. Thế nhưng, bạn có bao giờ nghĩ rằng, chuyện nấu nướng ở nhà cũng tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa sức khỏe, kể cả ung thư hay chưa?
Dì Trương (sống ở Trung Quốc) là một người nổi tiếng về sự khéo léo trong nấu nướng. Những món ăn của dì thường khiến hàng xóm cũng phải "ghen tị" vì ngon. Nhưng mới đây, truyền thông Trung Quốc chia sẻ thông tin dì Trương được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Điều đáng đáng ngạc nhiên hơn nữa là không lâu sau đó, chồng và con trai của dì cũng được chẩn đoán mắc bệnh tương tự. Kết luận của bác sĩ khiến mọi người phải suy nghĩ sâu sắc: "Căn bệnh này có thể liên quan đến thói quen ăn uống hàng ngày".
Có đúng là "một người nấu ăn cả nhà sẽ bị ung thư"? Trên thực tế không hoàn toàn như vậy nhưng cũng không có nghĩa là không thể xảy ra. Một số thói quen nấu nướng tưởng chừng bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta lại có thể vô tình gây hại cho sức khỏe cho các thành viên trong nhà.
Các bà nội trợ thực sự nên loại bỏ 3 thói quen nấu ăn có hại sau đây càng sớm càng tốt, vì chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư cho cả nhà.
1. Tái sử dụng dầu ăn
Để tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình có thói quen tái sử dụng dầu ăn. Dì Trương là một trong số đó. Chiên cá xong, dì Trương không đành lòng bỏ dầu đi mà thường để dành cho những lần sau. Nhưng bạn có biết không, dầu ăn sẽ tạo ra nhiều loại chất có hại ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như acrylamide. Việc sử dụng nhiều lần không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu mà còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Khi nấu ăn, không nên đun dầu ăn quá nóng. Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu gần 250 độ C. Nhiệt độ như vậy sẽ khiến dầu bị biến chất, sinh ra một số peroxit và chất gây ung thư.
Để bảo quản, dầu ăn cần được đậy kín, tránh ánh sáng, để ở nhiệt độ thấp và tránh nước. Nếu bạn thấy dầu có màu sắc hoặc mùi bất thường, không nên ăn mà phải bỏ đi. Nên sử dụng dầu ăn trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp.
2. Không bật máy hút mùi khi nấu ăn
Nhiều người cho rằng không nhất thiết phải bật máy hút mùi khi mà khói bốc lên không nhiều. Nhưng bạn có biết không, khói dầu chứa hydrocarbon thơm đa vòng và các chất có hại khác. Chúng cực kỳ có hại cho cơ thể nếu hít phải trong thời gian dài. Bếp của dì Trương nhỏ, thông gió kém, lại ngại dùng điện nên thường không bật máy hút mùi. Mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế vậy thì hoàn toàn có thể gây tổn hại đến hệ hô hấp.
Trong quá trình nấu nướng, dầu ăn sẽ sinh ra khói dầu ở nhiệt độ cao. Khói dầu này chứa nhiều chất độc hại như hydrocacbon thơm đa vòng, oxit nitơ... Nếu hít phải những chất độc hại này trong thời gian dài có thể gây tổn thương hệ hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, khói dầu còn có thể gây ô nhiễm môi trường trong nhà. Vì vậy, để giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành, bạn nên bật máy hút mùi khi nấu ăn và vệ sinh máy hút mùi thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động bình thường, hiệu quả.
3. Sử dụng quá nhiều gia vị
Để món ăn thơm ngon, có người thích thêm nhiều gia vị khi nấu. Giống như dì Trương luôn thích cho nhiều nước tương, bột ngọt và các loại nước sốt vì nghĩ rằng như vậy sẽ khiến món ăn có đủ hương vị. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều gia vị, đặc biệt là những gia vị chứa chất bảo quản, chất tạo màu sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, thận và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lạm dụng gia vị là một thói quen nấu nướng không tốt. Hầu hết các loại gia vị đều có độc tính và gây đột biến ở mức độ nhất định. Tiêu thụ quá mức trong thời gian dài cũng có thể khiến tế bào trong cơ thể bị biến dạng, thậm chí gây ung thư.
Vì vậy, để giữ sức khỏe, chúng ta nên chú ý kiểm soát lượng gia vị như sau:
Sử dụng gia vị vừa phải: Khi nấu ăn, bạn nên sử dụng gia vị vừa phải, không nên lạm dụng một cách mù quáng. Đặc biệt đối với các loại gia vị có chứa chất phụ gia như chất bảo quản, chất tạo màu thì càng cần kiểm soát liều lượng.
Chọn gia vị tự nhiên: Các loại gia vị tự nhiên như nước tương, giấm, gừng, tỏi... tương đối tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng ở mức độ vừa phải. Một số gia vị nhân tạo nên được sử dụng càng ít càng tốt.
Hãy chú ý đến lượng muối sử dụng: Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và các bệnh khác. Vì vậy, cần kiểm soát lượng muối khi nấu.
Hiểu rõ thành phần của gia vị: Khi mua gia vị, bạn nên kiểm tra kỹ bảng thành phần sản phẩm để hiểu có những chất phụ gia, chất bảo quản nào. Đối với một số loại gia vị có chứa quá nhiều chất phụ gia, chất bảo quản thì nên cố gắng tránh mua và sử dụng chúng.
Ngoài ra, trong quá trình nấu, các bà nội trợ cũng cần chú ý đến nguyên liệu. Nên chọn nguyên liệu tươi ngon, không có mùi hôi. Đối với một số nguyên liệu dễ hỏng như cá, hải sản, bạn nên chú ý hơn đến độ tươi của chúng.
Theo Aboluowang, Sohu, Health