*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Thế giới đã 2 tuần liên tiếp trong hơn 2 tháng qua ghi nhận xu hướng dịch bệnh dịu đi trên toàn cầu, theo WHO.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu các cơ quan tăng cường giám sát những phòng thí nghiệm nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm trên cả nước, cho rằng an ninh sinh học là một phần quan trọng của an ninh quốc gia.
Phòng thí nghiệm bên trong Viện Virus học Vũ Hán - AFP
Phát biểu được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra tại cuộc thảo luận đặc biệt lần đầu của Bộ Chính trị Trung Quốc ngày 29.9, tập trung vào vấn đề an ninh sinh học.
Theo tờ South China Morning Post, ông Tập nhấn mạnh phải tăng cường giám sát các phòng thí nghiệm có những mầm bệnh nguy hiểm, gồm việc xử lý mẫu thí nghiệm, động vật và rác thải. Đồng thời, nhà lãnh đạo yêu cầu thực thi nghiêm ngặt quy trình đánh giá đạo đức.
Theo South China Morning Post, những phát biểu của ông Tập gợi ý rằng giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy nguy cơ từ các tai nạn phòng thí nghiệm.
Trong phiên thảo luận, ông Tập cũng cho rằng cần thúc đẩy việc truy tìm nguồn gốc virus gây Covid-19 nhưng phải dựa trên nguyên tắc khoa học. Ông kêu gọi cải thiện hệ thống cảnh báo sớm các bệnh truyền nhiễm mới nổi và hợp tác tốt hơn với quốc tế về an toàn sinh học.
---------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:
Nga ngày 30/9 thông báo trong 24 giờ qua nước này có thêm 867 ca tử vong do COVID-19, một con số cao kỷ lục mới, trong bối cảnh số ca mắc mới gia tăng.
Nhà chức trách Nga ghi nhận 23.883 ca mắc mới COVID-19 ở nước này trong 24 giờ qua, so với 22.430 ca ghi nhận ngày 29/9.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 29/9 cho biết sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp với vaccine Covaxin của Ấn Độ trong tháng 10. Covaxin là vaccine Covid-19 do công ty dược Ấn Độ Bharat Biotech nghiên cứu, sản xuất.
Vaccine Covaxin. (Nguồn: PTI)
Trong một tài liệu trích dẫn về trạng thái của các loại vaccine Covid-19 trên thế giới, Covaxin được xếp vào danh sách đang đánh giá. Bharat Biotech đã nộp hồ sơ EOI (Bày tỏ sự quan tâm) cho vaccine Covaxin lên WHO từ ngày 19/4.
Thời gian để phê duyệt hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp các loại thuốc phụ thuộc vào chất lượng dữ liệu do nhà sản xuất cung cấp cho cơ quan chức năng. WHO từng yêu cầu Bharat Biotech bổ sung thêm các thông tin liên quan tới loại vaccine Covid-19 này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ủy ban Olympic Quốc tế thông báo vé xem Olympic Bắc Kinh 2022 sẽ chỉ bán cho người ở Trung Quốc đại lục để phòng ngừa Covid-19.
Biểu tượng Olympic trên Tháp Olympic, Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 1/8. Ảnh: Reuters.
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) hôm 29/9 thông báo quy định từ ban tổ chức Olympic Bắc Kinh 2022, cho biết các vận động viên tham dự sẽ phải cách ly 21 ngày nếu chưa tiêm chủng. Họ sẽ chỉ bán vé cho khán giả tại Trung Quốc đại lục nhằm "đảm bảo kỳ Olympic và Paralympic an toàn, thành công", IOC cho biết thêm.
IOC thừa nhận quyết định có thể khiến người hâm mộ quốc tế thất vọng, song cơ quan này hoan nghênh việc cho người dân ở Trung Quốc đại lục vào xem, đặc biệt là sau kỳ Olympic Tokyo 2020 hồi tháng 7 vắng bóng khán giả do Nhật Bản áp biện pháp chống dịch.
"Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các môn thể thao mùa đông ở Trung Quốc cũng như đem đến bầu không khí thuận lợi tại các địa điểm thi đấu", IOC khẳng định.
---------
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:
Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về một phương pháp điều trị không hiệu quả khác với COVID-19, đang được lan truyền trong nhóm những người phản đối và hoài nghi vaccine ở Mỹ.
Một số sản phẩm sát trùng có thành phần i-ốt như Betadine, Povidone Iodine.
Đầu tiên là thuốc trị sốt rét Hydroxychloroquine, sau đó là thuốc diệt giun và ký sinh trùng Ivermectin. Và hiện nay, theo nhiều báo cáo, một số người Mỹ đang súc miệng hoặc uống Betadine lỏng chứa thành phần i-ốt để ngăn ngừa nhiễm COVID-19 thay vì tiêm chủng.
Betadine là tên thương hiệu của povidone-iodine, một chất lỏng màu hổ phách thường được bán dưới dạng dung dịch 10% như một chất khử trùng để làm sạch vết thương và da.
Dung dịch Betadine 0,5% được bán dưới dạng nước súc miệng trị viêm họng, nhưng nhà sản xuất cảnh báo mọi người không được nuốt. Gần đây, nhà sản xuất đã cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng Betadine để điều trị COVID-19, hoặc coi nó như một hình thức điều trị.
Thông báo trên trang web của một nhà sản xuất Betadin nêu rõ: "Các sản phẩm sơ cứu bằng thuốc sát trùng Betadine chưa được phê duyệt để điều trị COVID-19. Sản phẩm chỉ được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng ở các vết rách nhỏ, vết xước và vết bỏng. Các sản phẩm thuốc sát trùng Betadine không được chứng minh là hiệu quả trong điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm COVID-19 hoặc bất cứ virus nào khác".
Tùy thuộc vào loại Betadine được uống, các tác dụng phụ có thể bao gồm từ đau dạ dày, buồn nôn, sốt, khát nước cháy họng, bí tiểu cho đến tiêu chảy, nôn mửa và bỏng đường tiêu hóa.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
YouTube thông báo sẽ xóa toàn bộ video tuyên bố sai sự thật về vaccine khi họ đang nỗ lực ngăn chặn thông tin sai về Covid-19 và các bệnh.
Nền tảng chia sẻ video YouTube hôm 29/9 tuyên bố cấm các bài đăng lan truyền lầm tưởng về các phương pháp điều trị Covid-19, bao gồm những video chia sẻ thông tin không chính xác về vaccine Covid-19.
Tuy nhiên, YouTube cho biết mối lo của họ với các giả thuyết sai sự thật còn vượt xa những vấn đề liên quan đại dịch Covid-19. "Chúng tôi liên tục thấy những tuyên bố sai sự thật về vaccine Covid-19 tràn sang cả thông tin về vaccine nói chung", tuyên bố từ YouTube cho biết thêm.
Youtube cho biết đã xóa hơn 130.000 video từ năm ngoái vì vi phạm các chính sách về vaccine Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tân Hoa Xã khẳng định Trung Quốc đã hỗ trợ đầy đủ các chuyên gia quốc tế để tìm ra nguồn gốc Covid-19, sau khi lãnh đạo WHO kêu gọi tái khởi động cuộc điều tra sớm nhất có thể.
Trong báo cáo công bố ngày 29/9, THX nhấn mạnh Bắc Kinh đã hợp tác trong một nhiệm vụ trù bị của 2 quan chức WHO vào tháng 7/2020, cũng như trong cuộc điều tra do WHO dẫn dắt hồi tháng 1 năm nay. THX khẳng định Trung Quốc "đã cung cấp mọi điều kiện cần thiết."
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay, báo cáo của THX hé lộ những chi tiết mới về về một cuộc gặp giữa các đại diện của ngân hàng máu ở Vũ Hán và nhóm điều tra WHO.
Giới chức Trung Quốc phản đối định hướng cuộc điều tra Covid-19 giai đoạn 2 của WHO - gồm giả thuyết virus rò rỉ (Ảnh: AFP)
Theo đó, Phía WHO bày tỏ mong muốn làm xét nghiệm với các mẫu máu được lưu trữ từ mùa thu năm 2019, nhằm làm rõ thời điểm virus corona lần đầu xuất hiện ở thành phố này.
Trong các bình luận sau này, nhà dịch tễ học người Đan Mạch Thea Fischer - thành viên nhóm chuyên gia WHO - xác nhận Trung tâm Huyết học Vũ Hán đã đồng ý kiểm tra các mẫu máu trong khoảng thời gian nói trên.
Các quan chức y tế Trung Quốc cũng đã đề cập đến một thỏa thuận vào tháng 7 năm nay, xác nhận việc xét nghiệm sẽ được thực hiện sau khi thời gian lưu trữ theo luật định kéo dài hai năm kết thúc. Tuy nhiên, Trung tâm cho biết vào thời điểm đó "chưa có tiền lệ" sử dụng những mẫu như vậy trong nghiên cứu khoa học và yêu cầu có "kế hoạch nghiên cứu thận trọng".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều ngày 29/9, tại Hà Nội, Trung tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Lương Tam Quang cảm ơn và đánh giá cao sự nhiệt tình của Đại sứ quán Trung Quốc và cá nhân đồng chí Đại sứ trong việc thúc đẩy kế hoạch Bộ Công an Trung Quốc viện trợ lô vaccine ngừa COVID-19 hỗ trợ Bộ Công an Việt Nam để phục vụ công tác tiêm phòng dịch COVID-19 trong CAND Việt Nam trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay.
Thứ trưởng Lương Tam Quang nêu rõ, thời gian qua, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cũng như quan hệ giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an, Bộ An ninh quốc gia và Bộ đội Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực, hiệu quả, thực chất mang tính đột phá trên các lĩnh vực như phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội; hợp tác phòng, chống tội phạm giữa các tỉnh giáp biên hai nước…Qua đó, góp phần quan trọng củng cố lòng tin chính trị và tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo hướng ngày càng đi vào chiều sâu, đạt kết quả quan trọng.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Lương Tam Quang đề nghị Đại sứ Hùng Ba tiếp tục thúc đẩy hỗ trợ, viện trợ trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch, thuốc điều trị COVID-19 cũng như tạo điều kiện cho Việt Nam mua thương mại vaccine do Trung Quốc sản xuất, tiến tới sớm tiếp cận vaccine phòng dịch cho trẻ em; tăng cường hợp tác, chia sẻ công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 với Việt Nam nói chung và với Bộ Công an Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong bối cảnh hạn chế nguồn cung vaccine trên thế giới, Indonesia tuyên bố sẵn sàng trở thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tại cuộc họp (Nguồn : Tribunnews)
Tuyên bố trên được Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, bà Retno Marsudi truyền đạt trong cuộc họp của Hội đồng Liên minh vaccine Gavi với các đồng chủ tịch của Nhóm Cam kết Thị trường Tiên tiến COVAX (AMC). Trong họp báo sau cuộc họp ngày hôm qua (29/9) , Ngoại trưởng Indonesia cho rằng trên thế giới hiện đang gặp phải hạn chế về nguồn cung vaccine. Do đó "các nhà sản xuất vaccine phải tăng năng lực sản xuất" trong khi "các nước đang phát triển phải được tham gia vào chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu".
Theo Ngoại trưởng Indonesia, tăng cường sản xuất, cung ứng vaccine là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm đáp ứng mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vào giữa năm 2022. Để đạt được mục tiêu này, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết cần ít nhất 11 tỷ liều vaccine COVID-19.
Nhà lãnh đạo Ngoại giao Indonesia kêu gọi trung tâm sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA đã được thành lập ở Nam Phi nên được nhân rộng ở các khu vực khác để đẩy nhanh sản xuất vaccine.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua tiếp tục lên tiếng cảnh báo tình trạng "bất bình đẳng kinh hoàng" giữa các quốc gia về khả năng tiếp cận với vaccine ngừa Covid-19 vẫn đang tiếp tục kéo dài và ngày càng nghiêm trọng.
Phát biểu trong Diễn đàn các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại học Columbia, Mỹ vào ngày 29/9, Lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới thông tin cho biết, đến nay đã có hơn 6 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 được phân phối trên toàn cầu và gần 1/3 dân số thế giới đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, đến hơn 75% trong tổng số vaccine trên được sử dụng ở các nước phát triển có thu nhập cao và trên trung bình. Tại các nước kém phát triển ở khu vực châu Phi, trung bình chỉ có khoảng 4% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới tái khẳng định, mục tiêu của WHO là tiêm chủng cho 40% dân số của mọi quốc gia vào cuối năm nay và 70% dân số vào giữa năm sau, do đó cần nhanh chóng giải quyết tình trạng "bất bình đẳng" vaccine toàn cầu.
Trong những đề xuất giải quyết tình trạng này, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi lãnh đạo các nước cần nhận thức rõ ràng, dịch bệnh toàn cầu chỉ kết thúc khi tỷ lệ tiêm chủng đồng đều tại tất cả các quốc gia. Ông Adhanom nhận định, tình trạng bất bình đẳng về vaccine còn tiếp diễn, bất ổn kinh tế và xã hội sẽ tiếp tục kéo dài và virus sẽ càng có cơ hội xuất hiện ngày càng nhiều biến thể nguy hiểm hơn./.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các chuyên gia dịch tễ Canada mới đây đã cảnh báo rằng, trong bối cảnh thời tiết ở nước này đang bắt đầu chuyển lạnh, người dân sẽ có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn và điều này sẽ dẫn tới gia tăng nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 trong không gian hẹp.
Cùng với thời tiết lạnh, một đợt gia tăng khác của biến thể Delta hay một biến thể mới có thể xuất hiện sẽ làm thay đổi diễn biến tình hình đại dịch COVID-19 tại nước này.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Humber River ở Toronto, Ontario, Canada, ngày 29/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, mặc dù một số chuyên gia về dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm ở Canada đang bày tỏ lạc quan một cách thận trọng khi hy vọng rằng mức độ miễn dịch trong cộng đồng cao hơn có thể ngăn chặn biến thể Delta lây lan và nhiều khu vực có thể chứng kiến tỷ lệ nhập viện giảm, nhưng chuyên gia dịch tễ học Caroline Colijn (tỉnh British Columbia) tỏ ý hoài nghi. Theo vị chuyên gia này, mặc dù Canada đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác phòng chống dịch với tỷ lệ người dân tiêm chủng cao nhưng nước này sẽ vẫn phải đối mặt với thách thức lớn trong ứng phó với dịch COVID-19 do biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn, như đã từng chứng kiến trong mùa Thu 2020 và thậm chí cả mùa Xuân 2021.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Liên minh châu Âu (EU) sẽ gia hạn cơ chế kiểm soát và có thể hạn chế việc xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 của khối này cho đến cuối năm 2021, thay vì hạn chót vào cuối tháng 9. Đây là thông báo được giới chức EU đưa ra ngày 29/9.
Cờ Liên minh châu Âu và vaccine phòng dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó hồi đầu tuần, Ủy ban châu Âu đã đề nghị gia hạn cơ chế trên. Ban đầu toàn bộ các nước thành viên EU không ủng hộ đề xuất này do chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 được triển khai khá nhanh và không còn tình trạng thiếu vaccine như trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, do chưa chắc chắn về việc đảm bảo các mũi vaccine tăng cường trong bối cảnh các biến thể mới lây lan, nên các nước sẽ phải duy trì một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hôm 29/9, Slovenia đã tạm dừng việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 một liều Johnson&Johnson, sau khi có thêm một trường hợp tử vong nghi do tác dụng phụ của loại vaccine này. Bộ trưởng Y tế Slovenia Janez Poklukar cho biết, quyết định được đưa ra sau khi cân nhắc đề xuất của Nhóm cố vấn đặc biệt về tiêm chủng, thuộc Viện Y tế công cộng nước này.
Việc đình chỉ sẽ được thực hiện cho đến khi có kết luận cụ thể, về mối mối liên hệ giữa trường hợp tử vong mới đây của một phụ nữ 20 tuổi bị đột quỵ và loại vaccine mà người này đã tiêm 2 tuần trước đó.
Trong vài tuần gần đây, vaccine Covid-19 một liều Johnson & Johnson (còn được gọi là vaccine Janssen) đã trở nên phổ biến ở Slovenia, sau khi chính phủ quyết định rằng những người được tiêm loại vaccine này đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận vaccine.
Đến nay đã có khoảng 120.000 người tiêm chủng và mới chỉ có 2 trường hợp nghiêm trọng do tác dụng phụ của vaccine này. Do nhu cầu tiêm vaccine Johnson & Johnson đang tăng, hôm 28/9 chính phủ Slovenia cho biết sẽ mua thêm 100.000 liều từ Hungary.
Giống như nhiều quốc gia Trung và Đông Âu, số ca nhiễm Covid-19 mới tại Slovenia trong những tuần gần đây đã có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng của nước này vẫn ở mức thấp tại châu Âu khi mới chỉ có 48% trong tổng số 2 triệu dân đã được tiêm đầy đủ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 29/9, Viện Robert Koch (Đức) thông báo tỷ lệ các ca mắc COVID-19 trong 7 ngày qua tăng trở lại sau khi giảm trong hơn 2 tuần, theo đó tăng lên mức 61 ca/100.000 người.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Số ca mắc mới ghi nhận theo ngày tại Đức cũng tăng, với 11.780 ca ghi nhận trong 24 giờ qua, tăng 1.326 ca so với một tuần trước.
Chuyên gia virus học Christian Drosten tin rằng số ca mắc COVID-19 tại Đức chỉ ổn định trong ngắn hạn vì các dữ liệu ở vùng Đông Đức đang tăng. Trong đoạn ghi âm (podcast) chia sẻ trên đài NDR ngày 28/9, chuyên gia này cho rằng hiện có những dấu hiệu cho thấy Đức có thể phải hứng chịu một làn sóng dịch bệnh Thu-Đông vào tháng 10 tới.
Hiện chương trình tiêm phòng tại nước này đã có dấu hiệu chậm lại dù còn cách xa mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Tính đến ngày 29/9, trên 53,4 triệu người dân Đức đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ, tương đương 64,3% dân số. Chuyên gia Drosten kêu gọi người dân Đức tích cực đi tiêm phòng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bloomberg đưa tin, trong cuộc gặp gỡ hôm 29/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khuyên người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nên dùng thử vaccine Sputnik V của Nga cho mũi tiêm bổ sung.
Ông Putin cũng tự hào rằng loại vaccine do chính các nhà khoa học Nga sản xuất giúp ông có mức độ kháng thể cao.
Theo đó, trong cuộc trao đổi thân tình kéo dài 3 giờ tại tư dinh của Tổng thống Nga ở thành phố Sochi, ông Putin đã khoe với người đồng cấp rằng mới đây ông đã tiếp xúc gần với một phụ tá nhiễm COVID-19, nhưng không hề bị lây virus vì ông đã tiêm vaccine Sputnik V.
Tổng thống Erdogan (trái) và Tổng thống Putin (phải). Ảnh: AFP
"Tôi có một lượng kháng thể cao, tạ ơn Chúa là tôi đã gặp may", ông Putin nói.
"Mặc dù tôi đã tiếp xúc cả ngày với một người nhiễm bệnh, nhưng tôi không hề bị ốm. Lần tới ngài nên tiêm bổ sung bằng vaccine Sputnik", ông Putin khuyên người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, ông Erdogan cho biết ông đã tiêm đủ vaccine, thậm chí là tiêm cả liều bổ sung.
"Tôi tiêm liều thứ 3 rồi" - ông Erdogan nói.
"Vậy thì để lần sau nữa", ông Putin trả lời.
Đáp lại, vị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bật cười trước lời khuyên của ông Putin.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sau khi phát hiện ca nhiễm biến thể Delta đầu tiên vào cuối tháng 3 đến nay, Campuchia phát hiện tổng cộng hơn 7.800 ca nhiễm biến thể Delta, trong đó riêng thủ đô Phnom Penh là trên 1.000 ca. Số ca nhiễm biến thể Delta được cho là đang tăng mạnh chỉ trong vòng 4 ngày qua.
Theo WHO, biến thể Delta dễ lây lan hơn các biến thể khác và sẽ là một mối đe dọa y tế đối với Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen cũng từng cảnh báo về một thảm họa với y tế công cộng trước sự lây lan của biến thể Delta.
Campuchia hiện có tổng cộng 111.673 ca mắc COVID-19, trong đó 102.222 người đã khỏi bệnh và 2.302 người tử vong.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo The Guardian, vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca đã chứng minh hiệu quả lên đến 74% trong việc ngăn ngừa ca nhiễm có triệu chứng, và hiệu quả lên đến 83,5% khi được sử dụng cho đối tượng từ 65 tuổi trở lên, theo kết quả thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ mới được hãng dược này công bố.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành trên hơn 26.000 tình nguyện viên ở Mỹ, Chile và Peru.
Tiến sĩ Anna Durbin, một nhà nghiên cứu vaccine tại Đại học Johns Hopkins và là một trong những người tham gia nghiên cứu, cho biết: "Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng. Loại vaccine này cũng có khả năng ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và nguy cơ nhập viện."
Trong số hơn 17.600 người Mỹ tham gia thử nghiệm, không có người nào có triệu chứng bệnh nặng sau tiêm vaccine.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Y học New England.
Vaccine COVID-19 của AstraZeneca là loại vaccine COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng và cung cấp với số lượng lớn tại Việt Nam.
Tính đến sáng nay, thế giới ghi nhận hơn 233 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 4,7 triệu trường hợp tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Essen, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Nga vừa ghi nhận số ca tử vong trong ngày cao nhất từ trước đến nay và cũng là ngày thứ hai liên tiếp số ca tử vong tăng lên một mức cao mới. Cụ thể, Nga ghi nhận 857 ca tử vong và 22.430 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong và mắc bệnh tại nước này lên lần lượt là 206.388 ca và hơn 7 triệu ca. Như vậy, Nga hiện đang là nước đứng thứ 5 thế giới về tác động của COVID-19. Tính đến ngày 29/9, chưa đến 30% dân số Nga được tiêm phòng đầy đủ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hiện vaccine ARCT-154 phòng Covid-19 công nghệ Mỹ đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3a, sẽ kết thúc vào tháng 11/2021.
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu trường Đại học Y Hà Nội, giai đoạn 2 và 3a, vaccine ARCT-154 phòng Covid-19 công nghệ Mỹ được thử nghiệm lâm sàng tại Hà Nội; Bắc Ninh và Long An với khoảng 1.000 tình nguyện viên.
Tiêm thử nghiệm vaccine ARCT-154 công nghệ Mỹ tại Bắc Ninh
Được biết theo đề cương của nghiên cứu, dự kiến việc tiêm mũi 2 vaccine này với người tình nguyện của gian đoạn 2 và 3a tại Yên Phong sẽ diễn ra khoảng ngày 25-27/10/2021. Tại phía Nam, cũng khoảng thời gian này sẽ diễn ra việc tiêm thử nghiệm mũi 2 cho người tình nguyện.
PGS.TS Phạm Thị Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Dược lý Lâm sàng, nghiên cứu viên của nhóm nghiên cứu trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Báo cáo giữa kỳ giai đoạn 1 về tính an toàn của vaccin ARCT-154 đã được Hội đồng Đạo đức Y sinh học Bộ Y tế nghiệm thu ngày 20/9/2021. Các kết quả bước đầu cho thấy vaccine ARCT-154 an toàn trên người tình nguyện khoẻ mạnh.
Dự kiến giai đoạn 3a sẽ kết thúc vào ngày 24/11, nhóm nghiêm cứu sẽ đánh giá và báo cáo kết quả thử nghiệm vào ngày 30/12. Nếu kết quả tốt nhóm nghiên cứu sẽ xin cấp phép khẩn cấp đối với vaccine ARCT-154.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong cuộc họp báo thường kỳ mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã nói rằng Trung Quốc "không có lựa chọn nào khác" ngoài việc thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 xâm nhập nước này, bao gồm việc tiếp tục đóng cửa với nhiều quốc gia trên thế giới.
Đây là câu trả lời được bà Hoa đưa ra khi phóng viên đề nghị bình luận về cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi của các du học sinh Ấn Độ vẫn đang "mắc kẹt" trong nước.
Các sinh viên tham gia cuộc biểu tình chủ yếu theo học ngành y. Họ đã nêu nguyện vọng được trở lại Trung Quốc học tập, trong bối cảnh quốc gia này vẫn tiếp tục khép chặt cửa chống dịch.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Hiện tại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới. Do đó, trong bối cảnh hiện tại, chính phủ Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn và kiểm soát".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Theo bà Hoa, Trung Quốc đang tiếp tục điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với tình hình hiện tại, nhằm đảm bảo việc lưu thông an toàn và có trật tự của du khách Trung Quốc và nước ngoài.
Bà Hoa cho biết: "Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát trong nội địa Trung Quốc được áp dụng cho tất cả khách du lịch trong nước, bao gồm cả công dân Trung Quốc."
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong bối cảnh các quốc gia giàu có tích trữ vaccine COVID-19 của các hãng nổi tiếng như Pfizer, Moderna hay AstraZaneca để tiêm mũi tăng cường, các nước nghèo đã quay sang chọn những loại vaccine ít tên tuổi hơn của Cuba, Ấn Độ.
Theo tờ SCMP, Việt Nam và Iran mua vaccine COVID-19 của Cuba như Abdala và Soberana 2, Philippines mua vaccine Covaxin của Ấn Độ. Trong khi đó, vaccine ADN của Ấn Độ cũng là loại hứa hẹn với một số quốc gia.
Vaccine COVID-19 Soberana của Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại thế giới đang phát triển, các vaccine COVID-19 ít tên tuổi hơn đang có cơ hội mở rộng thị trường, chứ không chỉ bó hẹp trong thị trường nội địa. Nhiều loại vaccine COVID-19 từ chỗ ít người biết nay đã trở nên nổi tiếng hơn trong bối cảnh nguồn cung vaccine toàn cầu còn hạn chế và tác động tới nỗ lực tiêm chủng của các nước nghèo.
Ông Shabir Madhi, Giáo sư về vaccine học tại Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi, nói: "Vấn đề không phải là vaccine được sản xuất ở đâu mà vấn đề là bằng chứng khoa học về an toàn và hiệu quả".
Việt Nam đã mua 10 triệu liều vaccine Abdala ba mũi của Cuba và vừa nhận lô 900.000 liều đầu tiên loại vaccine COVID-19 này. Abdala là một trong 5 loại vaccine nội địa cho Cuba phát triển. Cuba cho biết Abdala có hiệu quả trên 92% trong các thử nghiệm lâm sàng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin Covid-19. Theo Bộ Y tế từ ngày 6 đến 15-9, trung bình cả nước tiêm được khoảng 1 triệu liều vắc-xin/ngày. Tuy nhiên, những ngày gần đây số vắc-xin tiêm chủng hằng ngày có xu hướng giảm.
Bộ Y tế cho biết từ tháng 10 đến tháng 12 năm nay, Việt Nam có thể tiếp nhận số lượng vắc-xin Covid-19 nhiều hơn so với thời gian trước.
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh thành đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin Covid-19
Để đảm bảo sử dụng vắc-xin đúng tiến độ, tăng nhanh diện bao phủ, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh thành chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai tiêm vắc-xin với số lượng lớn từ nay đến cuối năm 2021.
Cùng đó, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Tăng độ bao phủ mũi 1 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định.
Theo dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, đến sáng 29-9, cả nước đã tiêm được gần 41,3 triệu liều vắc-xin, trong đó hơn 8,6 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc-xin. Tỉ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin đạt hơn 44%.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến hết ngày 28/9, thế giới ghi nhận 232.075.351 ca mắc COVID-19 và 4.752.988 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tunis, Tunisia, ngày 26/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Riêng trong tuần từ 20-26/9, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu lần lượt là 3,3 triệu ca và 55.000 ca – báo cáo dịch tễ cập nhật theo tuần do WHO công bố sáng 29/9 cho biết. Tỉ lệ mắc mới và tử vong này giảm 10% so với tuần trước đó.
Đây là tuần thứ hai liên tiếp trong hơn 2 tháng qua ghi nhận xu hướng dịch bệnh dịu đi trên toàn cầu. Trong tuần, số ca giảm mạnh nhất là ở vùng Đông Địa Trung Hải (giảm 17%), Tây Thái Bình Dương (giảm 15%), Mỹ (giảm 14%), châu Phi (giảm 12%) và Đông Nam Á (giảm 10%).
Trong khi đó, số ca mắc tại châu Âu gần như không thay đổi so với tuần trước. Số ca tử vong cũng giảm trung bình 15% cho các khu vực, ngoại trừ châu Âu vẫn giữ ở mức tương đương tuần trước. Mức giảm mạnh nhất là ở Tây Thái Bình Dương (25%).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây