Bị người lạ dúi tiền vào tay, học sinh liền đưa cho cô giáo: Tình huống sau khiến trường đưa cảnh báo khẩn

Thu Phương |

Ngay sau khi tiếp xúc với số tiền mà người lạ đưa cho học sinh của mình, chính cô giáo có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ...

Tờ Lao Động Thủ Đô đưa tin, khoảng 6 giờ sáng ngày 15/11 vừa qua, tại khu vực cổng sau trường THCS Tô Ngọc Vân (phường Thạnh Xuân, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) ghi nhận trường hợp một người phụ nữ cố gắng tiếp cận học sinh trên đường không rõ mục đích. Cụ thể, người phụ nữ này đi xe máy, bịt kín mặt, đội mũ bảo hiểm và mặc quần áo tối màu, đến gần một học sinh và cho bạn nhỏ tiền. Sau khi đến gần, người phụ nữ dúi tiền vào tay bạn nhỏ và nói: "Cô cho tiền con ăn sáng này". 

Dù học sinh này trả lời là đã ăn sáng, nhưng người phụ nữ vẫn tiếp tục dúi tiền vào tay em. Lúc này, một phụ huynh khác chở con đi học phát hiện và quay lại video, kẻ lạ mặt mới bỏ chạy. Bạn học sinh vào lớp khi tay vẫn đang cầm tiền của kẻ lạ mặt cho, nộp lại tiền cho giáo viên chủ nhiệm. Tờ tiền này được giáo viên xịt khử khuẩn và bỏ vào thùng tác. Tuy nhiên, một lúc sau, cô giáo có biểu hiện bị chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ.

Bị người lạ dúi tiền vào tay, học sinh liền đưa cho cô giáo: Tình huống sau khiến trường đưa cảnh báo khẩn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hiện tại, sự việc đã được Công an Quận 12 xác minh là không đúng sự thật, chỉ là một tình huống hiểu nhầm. Tuy nhiên sau khi đọc thông tin trên các nền tảng mạng xã hội, trang tin tức, nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo sợ bởi các thủ đoạn tiếp cận trẻ em của kẻ xấu ngày càng tinh vi hơn. Hiện nay, nhà trường kết hợp cùng các bậc phụ huynh đã, đang và sẽ kết hợp để nâng cao nhận thức hơn nữa về các biện pháp bảo vệ bản thân cho các bạn học sinh để tránh khỏi "cái bẫy" của kẻ xấu.

Sau sự việc trên, phía nhà trường đã ngay lập tức thông tin cảnh báo với phụ huynh học sinh. Tình trạng những kẻ lạ mặt cố gắng tiếp xúc trẻ em dưới nhiều chiêu trò ngày một tinh vi hơn. Nhà trường và gia đình nên có thêm các biện pháp bảo vệ, đồng thời nâng cao nhận thức cho 

Với các bậc cha mẹ, người lớn, để trẻ có thêm tri thức, kỹ năng bảo vệ chính mình, có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây, từ trang Bright Side.

1. Không nói chuyện và luôn giữ khoảng cách với người lạ

Trẻ nhỏ cần biết rằng các em không bắt buộc phải trả lời cũng như nói chuyện với những người lạ, không hề quen biết. Vì vậy khi có người lạ cố gắng tiếp cận trẻ bằng những câu nói, câu hỏi vu vơ, cuộc trò chuyện kéo dài hơn 5-7 giây thì tốt nhất, trẻ nên rời đi, di chuyển đến một nơi khác an toàn hơn. Nơi an toàn này có thể là một vị trí đông người qua lại khác. Khi tiếp xúc với người lạ, trẻ cũng cần biết việc nên đứng xa đối tượng và không nhận bất cứ thứ gì từ người lạ. Nếu đối tượng tiến đến gần, trẻ cần đứng lùi lại. 

Dạy trẻ không nói chuyện, tiếp xúc gần và luôn giữ khoảng cách với người lạ là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Bố mẹ phải giải thích cho con trẻ biết được rằng việc này sẽ giúp các con tránh khỏi các tình huống nguy hiểm như bị lừa đảo, bị bắt cóc hay bị lạm dụng. 

Bị người lạ dúi tiền vào tay, học sinh liền đưa cho cô giáo: Tình huống sau khiến trường đưa cảnh báo khẩn - Ảnh 2.

Ảnh BrightSide

2. La lớn khi người lạ có hành động xấu hoặc cố ý tiếp xúc gần

Khi những đối tượng lạ mặt cố gắng tiếp xúc gần hoặc có hành động với xấu với trẻ, trẻ cần có hành động phản kháng nếu cần thiết. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ nói một cách rõ ràng và nói lớn một số câu như "Xin lỗi cháu không quen bác; Cháu không biết người này, người này muốn đưa cháu đi"... 

Trong tình huống xấu nhất, trẻ có thể áp dụng một số hành động tự vệ như cào, cắn, cấu, đá rồi la lớn nhằm thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh các nhiều càng tốt. 

Bị người lạ dúi tiền vào tay, học sinh liền đưa cho cô giáo: Tình huống sau khiến trường đưa cảnh báo khẩn - Ảnh 3.

3. Giữ kín thông tin cá nhân của trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thường ghi họ tên đầy đủ cùng một số thông tin quan trọng khác của trẻ lên các vật dụng cá nhân như cặp sách, hộp cơm, chai nước... Tuy nhiên nếu những thông tin này bị lộ, kẻ xấu biết được, tình huống lúc này sẽ trở nên rất nguy hiểm. 

Các phụ huynh có thể ghi thông tin của trẻ trên các vật dụng được cất kín trong cặp sách. Nếu muốn đề phòng trường hợp đồ đạc thất lạc, có thể ghi số điện thoại của cha mẹ, đặc biệt là bên ngoài cặp sách. 

Bị người lạ dúi tiền vào tay, học sinh liền đưa cho cô giáo: Tình huống sau khiến trường đưa cảnh báo khẩn - Ảnh 4.

Ảnh BrightSide

4. Tránh đi chung thang máy với người lạ

Trong một không gian kín như thang máy, đặc biệt là với những chiếc thang máy không được lắp đặt camera, việc trẻ nhỏ đi cùng người lạ là một tình huống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tốt hơn hết bố mẹ nên dặn dò kỹ con mình nên hạn chế để việc này xảy ra. Nếu như ở trong thang máy với người lạ và phát hiện người lạ có hành vi bất thường, trẻ cần biết sử dụng nút gọi cứu hộ trong tình huống khẩn cấp ngay. Tốt hơn hết trẻ chỉ nên sử dụng thang máy cùng những người quen biết, hàng xóm hoặc người thân. Nếu một người lạ cố gắng dùng vũ lực kéo trẻ vào trong cabin hoặc bịt miệng trẻ, trẻ cần biết la hét đến khi người lớn đến giải cứu.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần dạy cho trẻ cách sử dụng thang máy một cách ăn toàn, biết cách đóng, mở cửa thang hay lựa chọn các tầng đúng cách. 

Bị người lạ dúi tiền vào tay, học sinh liền đưa cho cô giáo: Tình huống sau khiến trường đưa cảnh báo khẩn - Ảnh 5.

Ảnh BrightSide

5. Không kết bạn, nói chuyện với người lạ qua mạng

Ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội cũng như mạng Internet, việc trẻ được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ là điều dễ hiểu. Chúng vừa là công cụ học tập, vừa là công cụ giải trí của các bé. Tuy nhiên việc này lại tiềm ẩn nguy cơ trẻ có thể bị kẻ xấu tiếp cận thông qua không gian mạng. 

Kết quả khảo sát của một đề tài khoa học cấp bộ của Bộ Công an cho thấy “từ năm 2010 – 2018, lực lượng cảnh sát hình sự đã phát hiện, điều tra xử lý 319 vụ/337 đối tượng xâm hại tình dục trẻ em dùng thủ đoạn sử dụng mạng xã hội”.

Bố mẹ cần kiểm soát sát sao việc trẻ sử dụng mạng xã hội cũng như các thiết bị điện tử. Dạy trẻ không kết bạn, nói chuyện hay cung cấp bất kỳ thông tin quan trọng nào cho người lạ. 

Bị người lạ dúi tiền vào tay, học sinh liền đưa cho cô giáo: Tình huống sau khiến trường đưa cảnh báo khẩn - Ảnh 6.

Ảnh BrightSide

Ngoài những điều trên, các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng thêm một số phương pháp, góp phần yên tâm hơn với trẻ. Có thể kể tới như cài đặt các thiết bị định vị cho trẻ như đồng hồ định vị, định vị trên điện thoại, nhờ người quen thân thiết để ý tới trẻ khi bố mẹ không có mặt... 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại