Thói quen đổ nước thải xuống bồn cầu tưởng là tốt hóa ra lại rất hại: Đây là 4 nguyên nhân

Thu Phương |

Thực tế, việc đổ nước thải xuống bồn cầu không hề đem lại lợi ích như nhiều người vẫn nghĩ.

Nước thải gia đình từ đời sống sinh hoạt hàng ngày sẽ thường được xử lý thế nào? Đổ đi đâu? Phần đông người dùng sau khi được hỏi đều trả lời rằng, họ sẽ đổ xuống bồn cầu. Việc này được đánh giá là vô cùng hợp lý, nước thải vừa được xử lý, bồn cầu lại được xả nước một cách sạch sẽ. Tuy nhiên trên thực tế, đổ nước thải xuống bồn cầu thật sự là một hành động không nên. 

Dưới đây là 4 hệ luỵ được chỉ ra, cũng chính là những nguyên nhân khiến người dùng suy nghĩ, thay đổi thói quen đổ nước thải xuống bồn cầu.

Thói quen đổ nước thải xuống bồn cầu tưởng là tốt hóa ra lại rất hại: Đây là 4 nguyên nhân - Ảnh 1.

Việc đổ nước thải xuống bồn cầu thực chất là không nên (Ảnh minh hoạ)

1. Nước thải có thể làm tắc cống

Nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra đó là nước thải sinh hoạt xuống bồn cầu có thể gây tắc cống. Trong nước thải sinh hoạt có thể chứa nhiều tạp chất, chất bẩn khác nhau. Chúng có thể đến từ thức ăn, có kích thước lớn, số lượng nhiều, từ đó có thể không thể thoát hoàn toàn qua đường ống dưới bồn cầu, từ đó khiến nước chảy kém hoặc thậm chí gây tắc nghẽn hoàn toàn. 

2. Nước thải có thể khiến vi khuẩn lây lan ra bồn cầu

Nước thải vốn dĩ không sạch sẽ, vì vậy chắc chắn bên trong nó chứa lượng lớn vi khuẩn và virus. Khi đổ nước thải xuống bồn cầu, các loại vi khuẩn và virus này sẽ có khả năng cao lây lan ra khu vực xung quanh chiếc bồn cầu, hoặc thậm chí là toàn bộ khu vực nhà vệ sinh, và cả không khí. Từ đó, mùi hôi khó chịu cũng có thể xuất hiện, gây ảnh hưởng tới người sử dụng. 

Các chất bẩn trong nước thải lâu ngày cũng sẽ làm men sứ trắng của bồn cầu bị ố vàng, trông bồn cầu bị bẩn hơn, cũ hơn, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Thói quen đổ nước thải xuống bồn cầu tưởng là tốt hóa ra lại rất hại: Đây là 4 nguyên nhân - Ảnh 2.

Đổ nước thải xuống bồn cầu có thể gây lây lan vi khuẩn, bồn cầu có mùi hôi khó chịu và bị ố vàng (Ảnh minh hoạ)

3. Nước thải gây hư hỏng hệ thống thoát nước bồn cầu

Nghiêm trọng hơn vấn đề làm tắc cống, tắc bồn cầu, nước thải khi đổ xuống còn tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng hệ thống thoát nước. Một số chất gây hại trong nước thải sẽ làm rách, vỡ, đọng lại lâu ngày gây hao mòn hệ thống thoát nước. 

Lúc này, người dùng sẽ cần bỏ ra một chi phí nhất định để tiến hành kiểm tra cũng như sửa chữa hệ thống thoát nước dưới bồn cầu. 

4. Việc đổ nước thải có lực yếu, hiệu quả kém

Nhiều gia đình chia sẻ, họ đổ nước thải xuống bồn cầu để tiết kiệm hơn, tận dụng nước thải để vệ sinh phần nào bồn cầu. Tuy nhiên trên thực tế, theo đánh giá từ các chuyên gia, việc này thật sự đem lại hiệu quả kém, thậm chí là không đem lại hiệu quả. Lực đổ nước của con người không thể mạnh bằng lực nước được xả trực tiếp từ hệ thống ra, vì vậy nước thải sẽ không thể xử lý được những chất bẩn khác bên dưới bồn cầu. 

Vì những lý do trên, tốt hơn hết người dùng không nên đổ nước thải xuống bồn cầu trong thời gian dài. Nước thải sinh hoạt khi có hãy xử lý với các đường ống cống chuyên dụng.

Theo aboluowang

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại