Biến chứng của bệnh sỏi thận
Thông thường, những sỏi thận nhỏ có khả năng được bào mòn dần và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp đúng cách, các khoáng chất lắng đọng nhiều hơn làm tăng kích thước sỏi. Lúc này, người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi chứng đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt,...
Bệnh sỏi thận không chỉ dừng lại ở các triệu chứng này mà có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, bệnh sỏi thận có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào can thiệp điều trị và ý thức phòng, chữa bệnh của mỗi người. Một số biến chứng do bệnh sỏi thận bao gồm:
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi thận thường xuất hiện ở đài thận, bể thận nhưng chúng không “nằm” im một chỗ mà theo dòng chảy nước tiểu di chuyển xuống các vị trí khác và rơi xuống niệu quản, niệu đạo – là những đường ống rất nhỏ và gây tắc nghẽn. Nước tiểu không lưu thông được, bị ứ đọng tại thận khiến thận ứ nước.
Lúc này, các cơ trơn tiết niệu sẽ co bóp mạnh để cố tống đẩy viên sỏi này ra ngoài, gây nên những cơn đau quặn thận cấp tính kèm theo biểu hiện đi tiểu đêm nhiều, nước tiểu ít.
Nhiễm trùng tiết niệu
Những viên sỏi thận kích thước lớn, có cạnh sắc nhọn trong đường tiết niệu là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn. Khi sỏi thận di chuyển, chúng cọ xát làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu ở nhiều vị trí dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận gây viêm đường tiết niệu bao gồm: tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng, tiểu ra máu, sốt, ớn lạnh. Trường hợp nghiêm trọng hơn gây viêm thận, thận ứ mủ.
Suy thận cấp tính, mạn tính
Khi sỏi thận gây tắc nghẽn, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước, ứ mủ sẽ dần hủy hoại tế bào thận, ảnh hưởng đến chức năng thận với nhiều mức độ. Khi chức năng thận bị suy giảm trên 75% có thể nguy hại đến tính mạng đòi hỏi việc can thiệp tích cực hơn bằng cách chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận rất tốn kém.
Một số dầu hiệu cảnh báo suy thận như: sưng phù các bộ phận, thay đổi vị giác, da niêm mạc nhợt nhạt,…
Vỡ thận
Đây là trường hợp rất hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vách thận rất mỏng nên khi bị ứ quá nhiều nước có thể gây vỡ thận đột ngột.
Bệnh sỏi thận nguy hiểm với nhiều biến chứng ( ảnh minh họa)
Phẫu thuật sỏi thận
Thực tế, không phải ai bị sỏi thận cũng đều phải mổ hoặc tán sỏi. Đây chỉ được coi là giải pháp cấp bách với sỏi kích thước lớn (thường trên 20mm), không đáp ứng với chữa trị nội khoa, sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thận ứ nước, ứ mủ,… để nhanh chóng loại bỏ sỏi thận, tránh tổn thương nghiêm trọng hơn.
Hiện nay có một số phẫu thuật sỏi thận được áp dụng như tán sỏi bằng sóng xung kích, tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da,… Tuy nhiên, các phẫu thuật sỏi thận có thể tiềm ẩn một số rủi ro như rách niệu quản, sẹo niệu quản, nhiễm trùng, chảy máu,… và sỏi vẫn có thể tái phát sau điều trị. Do đó, hầu hết người bệnh sỏi thận đều mong muốn ngăn ngừa sỏi thận bằng nội khoa để tránh phải phẫu thuật.
Làm tan sỏi thận bằng thảo dược Đông y, tránh phẫu thuật
Việc bài trừ sỏi thận ngay từ khi mới phát hiện khi kích thước sỏi còn nhỏ là rất cần thiết. Thực tế, các thuốc thường ưu tiên giảm nhanh các triệu chứng nhưng khó tác động sâu vào căn nguyên.
Trong khi đó, phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng bởi e ngại về biến chứng phẫu thuật. Chính vì vậy, đòi hỏi một giải pháp tác động toàn diện hơn để đáp ứng 4 mục tiêu :
- Tăng bào mòn, đào thải sỏi thận và cặn lắng trên đường tiết niệu
- Giảm đau, chống viêm, cải thiện triệu chứng sỏi thận
- Ngăn ngừa sỏi tái phát, phòng tránh biến chứng do sỏi gây ra
- Bảo vệ thận và tăng cường chức năng đường tiết niệu