Bệnh cường giáp: Ăn thế nào để hỗ trợ điều trị và không làm cho bệnh nặng thêm?

Hà An |

Bệnh về tuyến giáp, hay cụ thể là bệnh cường giáp cần có chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh, không làm cho bệnh trở nên nặng hơn bởi ăn uống.

Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Lê Thị Việt Hà, Trưởng khoa Bệnh lý tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).

Bệnh Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp làm gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp T3 (liothyronin) và T4 (levothyroxin) vào máu gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Trong đó đề cập đến các triệu chứng nhiễm độc tuyến giáp gây ra bởi những thay đổi bệnh lý ở chính tuyến giáp. Việc chẩn đoán các trường hợp điển hình của bệnh cường giáp thường khá dễ dàng dựa trên các chỉ số xét nghiệm máu.

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là, bệnh nhân cường giáp nên chú ý điều gì trong chế độ ăn uống hàng ngày?

Nhiều bệnh nhân bị cường giáp không biết nhiều về vấn đề này nên rất băn khoăn, kiêng món nọ, tránh món kia, rất khó khăn. Sau đây là các biện pháp phòng ngừa và lưu ý trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân cường giáp.

Bệnh cường giáp: Ăn thế nào để hỗ trợ điều trị và không làm cho bệnh nặng thêm? - Ảnh 1.

Những thực phẩm nên ăn đủ

1, Thực phẩm giàu chất đạm (Protein)

Bệnh nhân cường giáp nên bổ sung đủ lượng protein mỗi ngày. Nói chung, nên bổ sung khoảng 15 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. (Ví dụ, người có trọng lượng 50kg thì bổ sung tương ứng là 750gr protein).

Tuy nhiên, protein được đề cập ở đây cần sự đa dạng, sử dụng protein nguồn gốc động vật càng ít sẽ tốt hơn, ưu tiên thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Bệnh cường giáp: Ăn thế nào để hỗ trợ điều trị và không làm cho bệnh nặng thêm? - Ảnh 2.

2, Thực phẩm chứa Vitamin

Khi mắc bệnh cường giáp, cơ thể có nhiều thay đổi, bệnh nhân cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin. Chế độ ăn uống của bệnh nhân có thể nên ăn bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin trong các loại rau củ quả. 

Vì quá trình trao đổi chất của bệnh nhân sẽ tiêu thụ năng lượng và một lượng lớn enzyme sẽ bị tiêu hao, dẫn đến thiếu vitamin, cần phải bổ sung nhiều loại vitamin kịp thời.

Bệnh cường giáp: Ăn thế nào để hỗ trợ điều trị và không làm cho bệnh nặng thêm? - Ảnh 3.

3, Thực phẩm chứa Canxi, Phốt pho

Bổ sung canxi và phốt pho đúng cách ở bệnh nhân cường giáp cũng là điều lưu ý quan trọng. Tăng hấp thu canxi đúng cách có thể làm giảm và chậm lại quá trình loãng xương. 

Bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân không được kiểm soát tốt tình trạng bệnh trong một thời gian dài cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung phốt pho.

Bệnh cường giáp: Ăn thế nào để hỗ trợ điều trị và không làm cho bệnh nặng thêm? - Ảnh 4.

Những thực phẩm nên hạn chế

1, Tránh thực phẩm gây kích ứng

Bệnh nhân bị cường giáp được khuyến cáo không nên ăn nhiều thực phẩm gây kích ứng, chẳng hạn như hành sống, tỏi và ớt... và tốt hơn là không nên dùng nhiều những thực phẩm này cho bệnh nhân bị bệnh về tuyến giáp.

2, Tránh xa bia rượu

Bệnh nhân cường giáp thường gặp vấn đề về nhịp tim nhanh, do đó cần phải kiểm soát việc tiêu thụ rượu, tốt nhất là tránh xa bia rượu.

3, Hạn chế ăn củ cải

Bệnh nhân sau khi phát hiện mắc bệnh cường giáp cũng nên ăn ít củ cải. Củ cải sẽ sản xuất ra chất thiocyanate, có thể dễ dàng chuyển đổi thành thiocyanate. Loại mô này có khả năng chống lại chức năng hoạt động của tuyến giáp. Nó sẽ gây bướu cổ theo thời gian, vì vậy hãy cố gắng ăn ít hơn.

4, Giảm chất béo

Bệnh nhân nên ăn ít thực phẩm có nguồn gốc chất béo cao hoặc chứa chất béo.

Sự thèm ăn ở những người có bệnh cường giáp sẽ có xu hướng tăng lên, nhưng bệnh nhân sẽ gặp tình trạng chức năng tiêu hóa kém và hấp thụ dinh dưỡng kém trong thời gian bị bệnh.

Vì vậy, hãy ăn ít thịt cừu/dê, thịt gà mái, thịt chó và các món chiên rán, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo trong các bữa ăn hàng ngày.

5, Giảm thực phẩm giàu i-ốt

Bệnh nhân nên chú ý đến việc ăn ít hơn những thực phẩm giàu iốt như cá biển và rong biển, bởi món ăn nhóm này sẽ làm cứng mô tuyến giáp. Làm cho bệnh cường giáp trở nên khó điều trị hơn và các khối u cứng trở nên xơ hóa, có thể gây khó khăn hơn trong việc điều trị trong tương lai.

*Theo Health/39

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại