Bị sỏi thận tưởng do giun
Trường hợp bé Nguyễn Trường Giang, 5 tuổi con chị Bùi Thuý Hà trú tại Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội bị sỏi thận nhưng cả gia đình không nghĩ cháu còn nhỏ đã có sỏi thận, mà tưởng con bị bệnh giun.
Chị Hà cho biết, vài tháng nay bé thường kêu đau bụng. Chị tưởng con đau bụng do tiêu hoá nhưng dần dần tình trạng bé đau bụng, làm nũng tăng lên. Chị mua thuốc giun về cho con uống không khỏi, hơn tháng sau chị lại mua thuốc giun về tẩy lại nhưng bé vẫn đau bụng và kèm theo sốt.
Chị cho con đi kiểm tra nội soi dạ dày không có vấn đề gì nhưng khi siêu âm bác sĩ thấy trong đường tiết niệu có sỏi.
Hay như trường hợp bé Trần Thanh Hào – 11 tuổi, quê Thái Nguyên được cha mẹ đưa xuống Hà Nội kiểm tra sức khoẻ vì bé bị tiểu khó, tiểu buốt và đau bụng. Siêu âm ổ bụng bác sĩ thấy có sỏi 10 mm.
Ảnh minh hoạ
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Cừ - Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục Bệnh viện Việt Đức - Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết, ông từng gặp cả bệnh nhi 2 tuổi đã bị sỏi thận, sỏi bàng quang. Với trẻ 5 đến 10 tuổi có sỏi thận không phải là hiếm gặp.
Theo bác sĩ Cừ, sỏi thận (lithiasis) hình thành bên trong thận. Sỏi thận được hình thành từ muối khoáng và axit.
Bình thường sỏi thận có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu hay triệu chứng như đau dữ dội ở một bên và trở lại, dưới các xương sườn, đau lây lan đến vùng bụng dưới và háng, đau khi tiểu tiện, màu hồng, màu đỏ hoặc nâu - nước tiểu, buồn nôn và ói mửa, liên tục yêu cầu để đi tiểu, sốt và ớn lạnh nếu nhiễm trùng hiện tại.
Sỏi thận ở trẻ nhỏ thường có biểu hiện đau bụng lúc này do sỏi kẹt ở niệu quản, đau như vọp bẻ vùng bụng hay vùng chậu, kèm theo buồn nôn hay nôn ói, tiểu khó, tiểu nhiều lần. Nhiễm trùng tiểu thường biểu hiện ở trẻ dưới 4 tuổi với đau vùng hông, sốt, đôi khi tiểu đục. Đôi khi bệnh sỏi thận ở trẻ chỉ phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng.
Sỏi do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu - khoáng sản và các chất lỏng và axit - đang mất cân bằng. Khi điều này xảy ra, nước tiểu có chứa nhiều chất tạo thành tinh thể, chẳng hạn như canxi, oxalat và acid uric, so với các chất lỏng có thể pha loãng.
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ
Đồng thời, nước tiểu có thể bị chất giữ tinh thể dính lại với nhau và trở thành đá. Điều này tạo ra một môi trường trong đó sỏi thận có nhiều khả năng hình thành.
Ở trẻ em có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận ở trẻ, thường gặp nhất là do các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như: rối loạn enzyme, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria),...
Dù chưa được chứng minh nhưng cũng cần chú ý thói quen ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ít uống nước, ít vận động, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất như canxi, vitamin C… là những nguyên nhân làm hình thành nhanh sỏi thận ở trẻ em, nhất là những trẻ có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.
Ngoài ra, những trẻ thường bị nhiễm trùng đường tiểu, có bất thường những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu (hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản) hay những bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang thần kinh... cũng là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi.
Điều trị sỏi thận hiện nay, bác sĩ Cừ cho biết y học hiện giờ rất tiên tiến và phương pháp chữa sỏi thận được áp dụng nhiều nhất bây giờ là tán sỏi thay vì mổ lấy sỏi như trước kia. Tùy thuộc vào sỏi thận cập độ nặng hay nhẹ, kích thước của viên sỏi mà bác sĩ sẽ phương pháp tán sỏi phù hợp.
Một số phương pháp tán sỏi thương dùng hiện nay là tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng… Đây là những phương pháp tiên tiến được sử dụng nhiều hiện nay.
Theo bác sĩ Cừ, việc chữa trị sỏi thận hiện giờ không quá khó nhưng người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín, tránh những biến chứng có thể cho sức khỏe.