Ảnh: Times of India
Tích cực thể dục
Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thận mãn tính, đồng thời điều hòa huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Đây là hai yếu tố quan trọng làm giảm thiểu tổn thương thận.
Chúng ta có thể đi bộ, chạy, đạp xe, khiêu vũ…hoặc bất cứ hoạt động nào giúp ta cảm thấy vui vẻ, thoải mái và có thể thực hiện lâu dài.
Kiểm soát đường huyết
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu cao sẽ dễ bị tổn thương thận hơn bình thường. Khi các tế bào của cơ thể chúng ta không kiểm soát được lượng đường trong máu, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng xấu, nặng nề đến thận.
Theo dõi huyết áp
Huyết áp cao cùng các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, tim mạch hoặc cholesterol cao gây ra tác động rất lớn lên thận và cơ thể chúng ta. Chỉ số huyết áp khỏe mạnh là 120/80, nếu chỉ số luôn cao hơn mức 140/90 thì có thể bạn đã mắc bệnh cao huyết áp. Trong trường hợp này, bạn cần đến ngay trung tâm y tế để được khám chữa.
Kiểm soát ăn uống và cân nặng
Những người thừa cân, béo phì sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch và bệnh liên quan đến thận. Chế độ ăn uống ít natri như súp lơ, việt quất, ngũ cốc nguyên hạt… có thể làm giảm nguy cơ tổn thương bộ phận này.
Uống nhiều nước
Uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày là hành động tốt nhất dành cho sức khỏe của thận. Uống nước thường xuyên giúp loại bỏ natri và chất độc.
Hãy đặt mục tiêu ít nhất 1,5 đến 2 lít nước một ngày, đồng thời cân nhắc các yếu tố như khí hậu, thể dục, sức khỏe tổng thể… để lập ra kế hoạch uống nước phù hợp nhất cho bản thân.
Không hút thuốc
Hút thuốc gây hại cho mạch máu, khiến cho lưu lượng máu đi khắp cơ thể và thận bị ảnh hưởng, từ đó tác động xấu tới sức khỏe của thận. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Lưu ý về lượng thuốc OTC đang sử dụng
Các thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây tổn thương cho thận nếu sử dụng thường xuyên.
Theo tổ chức Thận Quốc gia (National Kidney Foundation), những loại thuốc này không nên dùng quá 10 ngày đối với cơn đau và không quá 3 ngày đối với cơn sốt. Thường xuyên uống nhiều hơn 8 viên aspirin mỗi ngày cũng có thể làm giảm chức năng thận tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn.
Thường xuyên kiểm tra thận khi có nguy cơ
Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh thận hoặc đã mắc, bạn nên đi kiểm tra chức năng thận thường xuyên. Sau đây là những đối tượng cần kiểm tra thường xuyên:
- Người trên 60 tuổi
- Người nhẹ cân bẩm sinh
- Người mắc bệnh tim mạch hoặc có thành viên gia đình mắc bệnh
- Người cao huyết áp hoặc gia đình có tiền sử bệnh
- Người bị bệnh béo phì.